Lúc này, chiếc khăn sẽ trở thành chiếc mặt nạ phòng độc, giúp lọc không khí để bạn thở dễ dàng hơn. Nên tránh xa những không gian gây ngạt như phòng kín và các địa điểm có thể gây nổ như bình gas, tủ lạnh, máy lạnh…
Để tránh bị sặc khói, bạn có thể tự tạo ra một chỗ ẩn nấp ngăn khói tràn vào miệng bằng cách dùng tấm nệm đã làm ướt, đặt nghiêng một góc 45 độ vào thành ban công, sau đó ngồi dưới khoảng trống mà đệm tạo ra. Khói tràn qua cửa ban công sẽ trượt theo tấm nệm và bay lên trên. Đây là một trong những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy mà bạn cần phải biết.
Khi di chuyển, cần cúi khom và men theo tường. Khi mở cửa, cần kiểm tra nhiệt độ cánh cửa, tránh để lửa tạt vào người. Nếu nhiệt độ quá cao, phải tìm lối thoát hiểm khác.
Nếu không có lối thoát, phải chạy ra cửa sổ, ban công ra hiệu và gọi điện cho cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Không được nhảy từ tầng quá cao xuống đất nếu không có sự hướng dẫn của lực lượng cứu hộ.
Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ vì lính cứu hỏa sẽ rất khó tìm ra bạn.
Điều đáng lưu ý, mỗi chung cư, nhà cao tầng đều có kiến trúc khác nhau nên bạn cần phải tìm hiểu kỹ những chỉ dẫn thoát hiểm mỗi khi bước vào toà nhà.
Bên cạnh nắm vững kiến thức, cách thoát hiểm khi cháy chung cư, nhà cao tầng, bạn còn cần trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, gồm:
- Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, báo cháy, bình chữa cháy.
- Sắm các trang thiết bị hỗ trợ thoát hiểm như dây thừng, thang dây, dây thoát hiểm, mặt nạ chống độc.
- Thường xuyên kiểm tra, chú ý tới các địa điểm dễ xảy ra cháy nổ như công tắc điện, nơi đặt cầu giao điện.
Ngoài ra, bạn cần tham gia các buổi tập huấn, hướng dẫn cách xử lý sự cố, cách sử dụng bình chữa cháy để kịp thời ứng phó khi có đám cháy; luôn đề cao tinh thần cảnh giác, đề phòng cháy nổ trong mọi tình huống.