Tất nhiên, “ông” trâu to, nặng không hẳn sẽ chiếm được ưu thế trên sân đấu. Năm 2018, một “ông” trâu nhập khẩu từ Trung Quốc, to nhất lịch sử Lễ hội tính tới thời điểm đó, đã bỏ chạy sau 4 giây thi đấu với đối thủ nhỏ con hơn.
Cận cảnh "ông" trâu nặng 1,3 tấn:
"Ông" trâu nặng 1,3 tấn tham gia Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm nay với số 03. Ảnh: Ngọc Sơn
Theo kinh nghiệm của các chủ trâu, cách để lựa chọn trâu là nhìn vào đôi mắt. Trâu nào mắt nhìn càng "chiến" thì khi thi đấu càng hăng. Ảnh: Ngọc Sơn
"Ông" trâu nặng 1,3 tấn được mang về từ Thái Lan. Ảnh: Ngọc Sơn
"Ông" trâu có riêng 1 người chăm sóc hàng ngày để sẵn sàng tham dự Lễ hội. Ảnh: Ngọc Sơn
Bên cạnh việc tập thể lực, ăn uống, "ông" trâu cũng được chăm sóc kỹ lưỡng, tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Ảnh: Ngọc Sơn
Thức ăn chủ yếu của "ông" trâu hằng ngày gồm mía, cỏ, ngô, khoai, sắn, thậm chí là cháo. Ảnh: Ngọc Sơn
Vì sao gọi là “ông” trâu?
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, còn gọi là đấu ngưu, là một tập tục cổ, có từ xa xưa. Đây là một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Năm 2013, Lễ hội được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Trâu khi được mua về, nuôi, chăm sóc vẫn chưa được gọi là “ông” trâu. Chỉ đến khi trâu được trình Thành hoàng làng mới được tôn lên là “ông” trâu.
“Khi đó, trâu không thuộc về chúng tôi nữa, mà thuộc về Thành hoàng làng. Chúng tôi lúc này chỉ là người quản trâu cho các ngài. Trâu thuộc về Thành hoàng làng phải được gọi là “ông”” – ông Lưu Đình Nam cho biết thêm.