Rác thải xây dựng gây mất mỹ quan đô thị.
Tuyến đường trở thành điểm tập kết rác thải.
Rác thải chen lẫn cỏ dại mọc um tùm bên đường.
Do tuyến đường thi công dang dở, để lưu thông, người dân phải đi sang phần đường ngược chiều, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Chị Nguyễn Thị Thủy, trú phường Quán Bàu, TP Vinh, lo lắng: "Không có đèn, biển báo, lại phải đi sang làn đường ngược chiều, nên mỗi lần đi xe máy qua đây, vừa đi vừa lo, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án đường 72 m do Ban Quản lý các dự án Xây dựng dân dụng và Kỹ thuật hạ tầng đô thị tỉnh Nghệ An (thuộc Sở Xây dựng) làm chủ đầu tư, nay là Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và Công nghiệp tỉnh Nghệ An (thuộc UBND tỉnh Nghệ An). Nhà thầu thi công dự án là Công ty TNHH Thanh Thành Đạt, trụ sở tại TP Vinh.
Tuyến đường đội vốn từ hơn 63 tỉ đồng lên trên 280 tỉ đồng.
Được biết, dự án ban đầu có tổng mức đầu tư hơn 63,4 tỉ đồng, trong đó chi phí xây lắp hơn 23,7 tỉ đồng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng hơn 35,7 tỉ đồng và các chi phí khác. Do thi công kéo dài, sau 18 năm với nhiều lần điều chỉnh phê duyệt, đến tháng 1-2022, dự án "đội vốn" lên 275,5 tỉ đồng (tăng gấp 4 lần).
Trong đó, chi phí xây dựng hơn 65 tỉ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 203,5 tỉ đồng, chi phí quản lý dự án gần 1,1 tỉ đồng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng hơn 2,5 tỉ đồng, hạng mục đảo giao thông hơn 1,6 tỉ đồng, chi phí khác hơn 1,6 tỉ đồng. Mới đây nhất vào tháng 10-2022, dự án này lại tiếp tục có tờ trình điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hơn 281 tỉ đồng.
Việc thi công kéo dài tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên tuyến đường.
Ông Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và Công nghiệp tỉnh Nghệ An, cho biết nguyên nhân dẫn đến việc dự án thi công kéo dài, tổng mức đầu tư tăng gấp nhiều lần là do là do vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng và bổ sung thêm hạng mục mới so với thiết kế ban đầu.