Cần có cái nhìn lạc quan về GD-ĐT Đồng bằng sông Cửu Long

Quốc Ngữ - Trường Tiến | 27/02/2023, 16:23
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Từ nay không gọi khu vực ĐBSCL là vùng trũng về giáo dục nữa, giờ đã bằng rồi, thậm chí còn có những điểm khả quan, đáng mừng”, bộ trưởng chia sẻ.

Tuy vậy, bên cạnh thách thức trước mắt là rất lớn, vùng ĐBSCL cũng có những điểm ưu thế, thuận lợi. Dù đứng trước khó khăn về kinh tế, biến đổi khí hậu… nhưng dự báo ĐBSCL sẽ là khu vực phát triển năng động - đấy là điều kiện cải thiện về hạ tầng cho giáo dục đào tạo. Chúng ta cảm nhận đầy đủ sự quan tâm, quyết tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương và sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo. Đặc biệt, học sinh vùng ĐBSCL nền nếp, con người hào hiệp, phóng khoáng - cần coi đó là thuận lợi trong giáo dục con người.

Vì thế, Bộ trưởng đề nghị cần có cái nhìn lạc quan về GD&ĐT ĐBSCL, với cái nhìn đó sẽ đi con đường riêng bằng niềm tự hào, tìm ra điểm mạnh, lợi thế.

Cần có cái nhìn lạc quan về GD-ĐT Đồng bằng sông Cửu Long  ảnh 2

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thăm và làm việc với Trường ĐH Cần Thơ.

Trong đó, khó khăn về cơ sở hạ tầng cần có giải pháp tổng thể, chứ không thể là giải pháp đơn lẻ. Cấp bách là kiên cố hóa trường, lớp; đầu tư trang thiết bị phòng học bộ môn phục vụ chương trình mới; Có phương án phù hợp trong sắp xếp điểm trường phù hợp nhất với địa hình chia cắt, sông nước; không dồn cho bằng được nhưng không để phân tán. Cần có mẫu trường học phù hợp với địa hình, khí hậu của khu vực.

Đối với ĐBSCL, cần phải đặt mục tiêu nâng cao mặt bằng dân trí, xem đó là một yêu cầu đặc thù, thiết thân của vùng. Từ câu chuyện tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ người chưa được huy động đến trường; tỷ lệ người chưa thiết tha với việc đi học; tỷ lệ vào đại học thấp trong 6 khu vực… cần nhấn mạnh nâng cao dân trí là việc quan trọng, sau đó mới tính đến nhân lực chất lượng cao.

Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành phố cần quan tâm, ráo riết hơn, vì mỗi một tỉnh và cả vùng tuy có vấn đề chung nhưng tình hình khá khác nhau. Một số tỉnh, thành khá thuận lợi nhưng cũng còn tỉnh khó khăn. Do đó cần tập trung phối hợp với các bộ, ngành có giải pháp khắc phục, cùng tiến với tốc độ tốt hơn trong giai đoạn tới. Về ngân sách, địa phương cần quan tâm hơn, nhất là thời điểm 2023 - 2024 khi Chương trình GDPT 2018 vào trọng tâm của đổi mới; đầu tư cần tập trung để đạt hiệu quả cao nhất.

Bộ trưởng cho biết, hiện ngành Giáo dục đang được giao tổng kết 10 năm Nghị quyết 29 của Trung ương; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang triển khai giám sát đổi mới giáo dục phổ thông, các tỉnh/thành phố đã triển khai báo cáo giám sát. Mong các tỉnh thành đặc biệt lưu ý, để qua việc giám sát thấy được hết công sức, sự sáng tạo, nỗ lực của nhà giáo, những việc làm được; thấy hết khó khăn để có giải pháp, xem đây là cơ hội để đề xuất chính sách.

Bộ GD&ĐT cũng xác định một loạt việc phải làm, mong các bộ, ngành phối hợp. Ngay sau hội nghị này Bộ sẽ xây dựng kế hoạch hành động của ngành, nhấn mạnh thể chế - một trong những đột phá; rà soát chính sách đẩy mạnh xã hội hóa, tài chính, đất đai trong giáo dục. Cùng với đó tăng cường kiên cố hóa, đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ phát triển giáo dục đại học, đào tạo nhân lực cho vùng ĐBSCL; quan tâm phát triển giáo dục dân tộc… - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/can-co-cai-nhin-lac-quan-ve-gd-dt-dong-bang-song-cuu-long-post627844.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/can-co-cai-nhin-lac-quan-ve-gd-dt-dong-bang-song-cuu-long-post627844.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần có cái nhìn lạc quan về GD-ĐT Đồng bằng sông Cửu Long