Thay vì tách biệt thành các khu vực riêng, phòng ăn và bếp được kết nối thông qua một cửa sổ. Nhờ vậy, mẹ và các con có thể dễ dàng trao đổi với nhau khi nấu nướng.
Gần như tất cả phòng chức năng đều có cửa sổ hướng ra ngoài trời. Cửa sổ sát phòng ăn và bếp giúp thông gió, tránh ẩm thấp, thoát mùi và lấy sáng tốt.
Phòng ngủ dành cho con với cửa sổ rộng, bố trí hệ bàn học liền tường nhằm tiết kiệm diện tích. Hai phòng ngủ dành cho các con liên thông bằng một cửa sổ lớn, vừa tạo cảm giác thông thoáng, vừa gia tăng kết nối.
Phòng ngủ nhỏ bố trí gọn gàng với hai chỗ ngủ, ở giữa là bàn học kiểu Nhật.
Tại khu vệ sinh, khắc phục nhược điểm của phòng vệ sinh cũ, kiến trúc sư phân chia khu vực khô - ướt khoa học, sử dụng vách tắm đứng để tiết kiệm diện tích.
Khu vệ sinh nhỏ gọn, sử dụng vách tắm đứng để tiết kiệm diện tích
Được biết, tại Hà Nội hiện có khá nhiều căn hộ tập thể cũ với tuổi thọ 30 – 40 năm với các hệ thống điện, nước, thiết kế,… đều xuống cấp khiến nhiều gia đình chọn giải pháp cải tạo.
Anh Huy – kiến trúc sư trưởng cải tạo căn nhà trên, cho hay rất nhiều căn tập thể cũ bị thấm dột, thiếu ánh sáng, hệ thống điện nước đều xuống cấp, thiết kế chắp vá gây cảm giác bí bách. Tuy nhiên, ưu điểm của các căn tập thể cũ đó là rất thoáng, nhiều cửa sổ; các khu tập thể cũng đều nằm tại các quận trung tâm, giao thông và dịch vụ khá thuận lợi… nên khá nhiều người đã chọn giải pháp cải tạo nhà tập thể cũ thay vì mua căn hộ mới.
Mặt bằng căn hộ sau cải tạo
“Khi cải tạo lại căn hộ tập thể cũ, gia chủ có thể thay mới hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, thay đổi công năng sử dụng tại các phòng nhưng không được làm ảnh hưởng đến kết cấu tổng thể chung của tòa nhà”– kiến trúc sư này nói thêm.
Căn hộ trên được thi công và hoàn thiện trong năm 2023. Kinh phí trọn gói cho việc cải tạo mua sắm thiết bị, thi công nội thất cho căn hộ là 560 triệu đồng.