Can thiệp hoạt động kiểm toán thì phạt ai?

Ngọc Thành | 13/02/2023, 16:46
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Quốc hội thảo luận dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước.

Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cũng băn khoăn về tính khả thi ở một số điều khoản, nhất là về biện pháp khắc phục.

Dẫn quy định hành vi vi phạm che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán, ông Nguyễn Phú Cường lưu ý phạm vi, nội hàm rất lớn nên viêc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp là rất khó vì một số trường hợp không hưởng lợi, vô tình.

Hay xử phạt không thực hiện một số kiến nghị kiểm toán, theo Chủ nhiệm Ủy ban TC-NS, có một số kiến nghị kiểm toán không thực hiện được mà bị phạt tiền thì không thỏa đáng.

“Đến giờ này nhiều kiến nghị kiểm toán không thực hiện được. Ví dụ thu hồi doanh nghiệp này 50 triệu, 100 triệu mà doanh nghiệp phá sản rồi thì không thực hiện được. Hoặc một số kiến nghị chưa sát thực tế cũng không thực hiện” – ông Cường nói.

Chủ tịch Quốc hội: “Bảo ký mà không được nói gì thêm thì làm sao ký được” - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội

Quy định xử phạt hành vi can thiệp trái pháp luật vào kết luận kiểm toán, theo ông Cường, cũng chưa rõ: “Bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh, bộ trưởng không can thiệp được; chỉ có tổng kiểm toán, phó tổng kiểm toán can thiệp được. Cái này phạt ai đây?”

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị làm rõ sự khác nhau giữa hành vi không cung cấp thông tin tài liệu và hành vi từ chối cung cấp thông tin tài liệu vì hiện dự thảo quy định mức xử phạt khác nhau.

“Vì sao hành vi không cung cấp thông tin lại bị phạt thấp hơn việc từ chối cung cấp thông tin? Phạt không trả lời nhẹ hơn việc từ chối trả lời?” – bà Lê Thị Nga đặt vấn đề.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng cho rằng còn quy định chưa triệt để, không đáp ứng yêu cầu. Dự thảo quy định xử phạt hành vi từ chối gửi báo cáo; không cung cấp hoặc từ chối cung cấp thông tin, tài liệu; không trả lời hoặc từ chối trả lời, giải trình… Tuy nhiên, theo Luật xử lý vi phạm hành chính, thì một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử lý một lần, nên ông Bùi Văn Cường cho rằng thể hiện như dự thảo thì nộp phạt là xong và họ không có trách nhiệm gửi báo cáo hay trả lời nữa.

“Đây chính là việc phạt cho tồn tại, không hợp lý, thiếu răn đe và tạo kẽ hở để cá nhân, tổ chức không cung cấp thông tin, nhằm che đậy vi phạm khác” – Tổng Thư ký cuôc hội nói.

Sau khi thảo luận, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết đồng ý về mặt nguyên tắc, giao Kiểm toán Nhà nước và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự thảo để trình lại bằng văn bản, ban hành trong tháng 2/2023, có hiệu lực từ 1/5/2023./.

Theo VOV
https://vov.vn/chinh-tri/chu-tich-quoc-hoi-bao-ky-ma-khong-duoc-noi-gi-them-thi-lam-sao-ky-duoc-post1001419.vov
Copy Link
https://vov.vn/chinh-tri/chu-tich-quoc-hoi-bao-ky-ma-khong-duoc-noi-gi-them-thi-lam-sao-ky-duoc-post1001419.vov
Bài liên quan
Sẽ kiểm toán Nhà nước đối với Vietinbank, BIDV, Tập đoàn Bảo Việt
Năm 2023, Kiểm toán Nhà nước dự kiến thực hiện 16 cuộc kiểm toán, gồm: Ngân hàng Nhà nước; 10 tập đoàn, tổng công ty nhà nước; 5 tổ chức tài chính, ngân hàng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Can thiệp hoạt động kiểm toán thì phạt ai?