Hàng nghìn mẫu vân tay được đem ra so sánh, thế nhưng càng làm càng "mất hút". Cuối cùng các điều tra viên nhận về một báo cáo, không có dấu vân tay nào trong tàng thư trùng với nữ nạn nhân kia, nghĩa là nạn nhân không phải người Hà Nam.
Công an Hà Nam khám nghiệm hiện trường (ảnh tư liệu)
Vụ việc lúc này trở nên phức tạp hơn, mở ra nhiều hướng điều tra mới. Nạn nhân không phải người bản địa thì hung thủ cũng có thể như vậy. Vụ giết người này có khả năng do hai người ở nơi khác đến, đi qua công trường QL21A rồi xảy ra. Nếu là như thế, diện rà soát, xác minh sẽ mở rộng hơn, gây khó cho công tác điều tra, cũng đồng nghĩa với việc vụ án đứng trước nguy cơ kéo dài.
Tất nhiên, các điều tra viên vẫn tin rằng, hung thủ không vô tình khi chọn địa điểm gây án ở khu vực công trường kia. Đó là nơi vắng vẻ, cách xa nhà dân. Tất cả các công nhân làm việc ở đó sẽ quay về lán trại khi hết ca. Để thông thạo như thế, chỉ có người địa phương mà thôi.
Thông báo truy tìm tung tích nạn nhân được phát đi khắp Hà Nam và một số tỉnh lân cận. Chỉ trong thời gian ngắn đã có tới 15 tin báo mất tích. Vậy nhưng khi xác minh, các điều tra viên đều "lắc đầu" vì không có trường hợp nào trùng với nhận dạng của nạn nhân.
Vào thời điểm mà mọi thứ trở nên "mông lung" thì có thông tin báo về, ở một ki - ốt bán hàng tại bãi tắm Long Thịnh (Hải Hậu, Nam Định) có nhân viên nữ sau khi xin đi Hà Nội đã mất tích, không liên lạc được trong nhiều ngày.
Các trinh sát Công an tỉnh Hà Nam lập tức lên đường, từ đây những bí mật kinh hoàng bắt đầu dần lộ diện.
(Còn nữa)
XEM THÊM CÁC KỲ
1