Cậu nhóc quay sang chỗ khác, vờ như không nhìn thấy cô giáo.
Toàn bộ biểu cảm chột dạ đầy hài hước của cậu bé này đã bị chụp lại, chia sẻ lên mạng xã hội và nhận về rất nhiều bình luận. Không ít người để lại bình luận hài hước như: "Y hệt tôi hồi nhỏ, chẳng sợ ai, chỉ sợ cô giáo chủ nhiệm", "Ha ha, chắc chắn là cậu nhóc này chưa làm bài tập nghỉ hè, sợ cô giáo nhìn thấy sẽ hỏi thăm tình hình học hè ở nhà đây mà";...
Thực tế, nhiều em học sinh sợ giáo viên là bởi vì thầy cô nghiêm khắc quá. Dẫu biết thầy cô nghiêm khắc bởi thương học sinh, muốn các em có thành tích học tập tốt hơn, tương lai nhờ đó cũng tươi sáng hơn. Tuy nhiên nghiêm khắc quá mức cũng không phải là cách giáo dục hiệu quả.
Đánh giá từ biểu hiện của học sinh, giáo viên cần phải có sự điều chỉnh, thay đổi phương pháp giáo dục, cách tiếp cận các em đúng đắn.
Nếu học sinh hoạt bát, vui vẻ, dễ gây mất trật tự trong lớp, giáo viên có thể nghiêm khắc hơn, nhưng không nên quá mức. Phải biết rằng, tâm lý học sinh rất mong manh, giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến phép tắc, sao cho học sinh biết ơn chứ không sợ sệt, oán giận.
Trong trường hợp học sinh hướng nội, giáo viên sẽ cần chú tâm, để ý đến cảm xúc của các em hơn. Một lời nói không đúng có thể khiến học sinh bị tổn thương. Vậy nên cần nhẹ nhàng tiếp cận, tìm hiểu xem học sinh đang nghĩ gì.
Với học sinh có tính cách kiêu ngạo, hay tự cho mình là đúng, không thèm để ý, lắng nghe người khác thì giáo viên cần có biện pháp nghiêm khắc. Hãy để cho học sinh biết, ai cũng có khuyết điểm, muốn trở nên tốt hơn thì phải biết lắng nghe, không nên quá tự kiêu. Nói chung, tùy từng trường hợp học sinh mà giáo viên sẽ đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp.