Bài thuốc

Cây bồng bồng trị hen suyễn

Phạm Hoa - Việt Anh 22/01/2024 08:50

(GDTĐ) - Cây bồng bồng mọc hoang hoặc được trồng để làm hàng rào. Lá và rễ bồng bồng được dùng làm thuốc chữa bệnh trong Đông y.

Bồng bồng có tên khoa học là Dracaena angustifolia Roxb, thuộc họ bồng bồng- Dracaenaceae. Bồng bồng là loại cây thường mọc hoang hay được trồng để làm hàng rào phân bổ ở khắp nước ta, đây là dạng cây thân thảo sống dai, cao 1m-3m, mang lá ở ngọn.

Bồng bồng thường ra hoa vào tháng 2 đến tháng 4, hoa hình ống. Quả mọng, hình cầu, đường kính 10-15cm, thuỳ theo quả có 1 hay 2 hạt. Trong Đông y, rễ và hoa của bồng bồng có tính giải nhiệt giải độc.

cay-bong-bong.png
Một số bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp từ cây bồng bồng

Một số bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp từ cây bồng bồng

Trị hen suyễn: Lá Bồng bồng 20g, Rau khúc 30 g, Cam thảo đất 16 g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang, chia làm hai lần.

Trị hen. Hái lá đem về lấy khăn ướt lau sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Ngày dùng 10 lá sắc với 1 bát rưỡi nước, cô còn 1 bát. Thêm đường vào, chia 3 – 4 lần trong một ngày. Nước hơi đắng và tanh, uống nhiều một lúc có thể gây nôn. Nên uống xa bữa cơm hoặc sau bữa cơm.

Uống vào có thể thấy mỏi chân, tay, mình mẩy, đi ỉa lỏng (rất hiếm). Kết quả sau 2 – 3 ngày, có khi sau 7 – 8 ngày. Có trường hợp có kết quả sau 10 phút. ​Đừng nhầm cây bồng bồng với một cây bồng bồng thuộc họ Hành tỏi. Nhân dân dùng nấu với tôm làm canh.

bong-bong.png
Trong Đông Y cây bồng bồng thường được dùng để chữa hen

Trị ho hen: Lá Bồng bồng 12g, Cỏ sữa lá to 10g, lá Dâu 20 g. Sắc lấy nước uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Công dụng diệt chấy và trứng chấy: Mủ (nhựa) cây Bồng bồng 50 g, Dầu dừa 100 ml, hai vị trên cho vào nồi nhỏ đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy cho tan đều là được, lấy ra để còn ấm bôi lên tóc dùng lược chải cho thấm ướt đều cả da đầu, dùng khăn dày trùm đầu khoảng 1 giờ, gỡ khăn, gội đầu bằng dầu gội cho sạch dùng lược dày chải trứng và chấy đã chết. Khi bôi thuốc cần lưu ý tránh thuốc vào mắt.

Trị đau răng: Ngắt lá cây Bồng bồng, lấy nhựa tiết ra đặt vào chỗ răng đau làm giảm đau nhức

Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng những bài thuốc từ cây bồng bồng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong thời kỳ cho bé bú, trẻ em dưới 1 tuổi. Các đối tượng khác cần được tư vấn kỹ của thầy thuốc, bác sĩ trước khi sử dụng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cây bồng bồng trị hen suyễn