Vì muốn gìn giữ cây gạo, ông Tú đã đã tình nguyện bảo vệ và đề xuất với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng làm hồ sơ gửi cho Hội Di sản văn hóa Việt Nam đề nghị công nhận Cây di sản. Khi nghe tin cây gạo hoa cam duy nhất ở xã Thạch Hóa được công nhận Cây di sản đầu tiên của Quảng Bình, ông Tú vô cùng xúc động vì quê hương có một di sản quý giá và những công sức của ông bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng…
Còn ông Trần Văn Bằng - Chủ tịch UBND xã Thạch Hóa nói cây gạo hoa cam là niềm tự hào của nhân dân Thạch Hóa. Nó là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, tinh thần đoàn kết, yêu nước của người dân nơi đây. Cây gạo đã góp phần tô điểm cho vẻ đẹp của quê hương; giúp mọi người biết đến miền sơn cước này nhiều hơn.
Khung cảnh gây gạo nhìn từ trên cao
Gốc cây gạo cổ thụ, 10 người ôm không xuể
Cây gạo bên Khu bảo tồn voọc gáy trắng Tuyên Hóa
Tháng 3-4 hàng năm, cây gạo sẽ nở hoa nhuộm đỏ cả một vùng
Cây gạo là cây cổ thụ có kích thước lớn nhất còn sót lại ở vùng quê Thạch Hóa
Khu vực đi vào miếu Bà Sơn - cũng là cánh cổng duy nhất đi vào cây gạo cổ thụ