Vòi voi trị bệnh á sừng
Ngâm dược liệu vòi voi trong bình chứa ngập rượu (dùng bình thủy tinh) đến khi rượu chuyển màu vàng, sau đó dùng bông gòn thấm nhẹ rượu thuốc rồi bôi lên vết thương.
Bạn cũng có thể đem vòi voi giã nhuyễn sau đó thêm một ít muối rồi đắp lên vết thương, thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Chữa viêm da cơ địa
Vòi voi sau khi thu hái đem ngâm vào nước muối loãng trong 15 phút sau đó để ráo nước, cắt nhỏ rồi cho vào cối giã hoặc xay nhuyễn. Dùng cây đã giã nát đắp lên vùng da bị bệnh khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch da bằng nước ấm, thực hiện mỗi ngày một lần trong 2 - 3 tuần.
Cắt cây vòi voi thành các đoạn nhỏ sau đó rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút, để ráo. Sao cây trên bếp lửa cùng với một ít giấm cho đến khi màu sắc của dược liệu ngả vàng. Tiếp theo cho hỗn hợp trên vào túi vải sạch rồi chườm lên vùng da bị bệnh viêm da cơ địa, khi thuốc nguội thì bỏ lên bếp để sao lại rồi chườm tiếp. Thực hiện bài thuốc này 2 lần/ngày trong 3 tuần liên tục sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng dược liệu từ cây vòi voi
- Phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em không nên dùng dược liệu vòi voi.
- Người cao tuổi, người có tỳ vị hư hàn, tiêu chảy kéo dài, suy nhược cơ thể cần hạn chế dùng dược liệu vòi voi.
- Tuyệt đối không tự ý uống nước từ cây vòi voi vì nếu sử dụng quá liều, không đúng cách có thể gây độc cho cơ thể, đặc biệt là gan. Khi thấy dấu hiệu tiêu chảy, đau bụng trong quá trình sử dụng vòi vòi thì phải dừng lại ngay.
- Phương pháp chữa bệnh với cây vòi voi thường mang lại hiệu quả chậm hơn khi dùng thuốc tây, vì vậy người bệnh cần kiên trì thực hiện.
- Trước và sau khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh bằng vòi voi ngoài da thì cần vệ sinh da sạch sẽ với nước ấm.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi "Cây vòi voi có tác dụng gì" rồi đúng không?