Mỗi mô hình kinh doanh đều có những ưu nhược điểm riêng nhưng tựu chung lại đều chú trọng đến tăng cường đầu tư và nâng cao chất lượng để hấp dẫn du khách, các nhà đầu tư. Một số đơn vị phát triển bất động sản ở Việt Nam đã chuyển hướng xây dựng mô hình kinh doanh theo tư duy này. Trên thực tế, có nhiều quốc gia còn phải đẩy chi phí đầu tư, phát triển bất động sản nghỉ dưỡng lên cao hơn rất nhiều so với những hạng mục tương tự ở Việt Nam nhưng vẫn thu hút được lượng lớn khách du lịch.
Dĩ nhiên, hiện nay, ngành du lịch đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó, nhất là khi Việt Nam còn đối diện với thách thức khó khăn từ thị trường địa ốc nói chung.
Nhiều chuyên gia hay so sánh cách làm du lịch Việt Nam với Thái Lan và bày tỏ sự tiếc nuối khi Việt Nam còn rất nhiều lợi thế chưa phát huy hết. Quan điểm của ông thì sao?
Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia khác nhau về nhiều mặt như lịch sử, kinh tế, tốc độ tăng trưởng… Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh. Và hai đất nước này mang đến các loại hình du lịch khác nhau nên không thể so sánh được.
Thái Lan chỉ tập trung vào du lịch biển trong khi Việt Nam ngoài du lịch thiên nhiên thì còn có du lịch trải nghiệm lịch sử, du lịch văn hóa. Với lợi thế này, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển loại hình dịch vụ cao cấp, độc đáo hơn.
"Chúng ta sẽ bắt đầu nhìn thấy sự phục hồi của ngành bất động sản công nghiệp du lịch từ quý III năm 2024 trở đi".
Ông Albero Beretta
Kịch bản phục hồi của bất động sản nghỉ dưỡng
Ở thời điểm hiện tại, theo ông, bất động sản nghỉ dưỡng ở Việt Nam có những gì để thu hút du khách, đặc biệt du khách nước ngoài?
Du khách nước ngoài dễ bị thu hút bởi những điểm đến tuyệt vời, dịch vụ du lịch độc đáo và không gian nghỉ dưỡng tinh tế, sang trọng. Tất cả những tiêu chuẩn này đều được đảm bảo bởi các thương hiệu quản lý, vận hành khu nghỉ dưỡng cao cấp, trong đó có nhiều khách hàng của chúng tôi. Nếu muốn thu hút những thương hiệu này đến Việt Nam, các nhà phát triển bất động sản phải cải thiện mạnh mẽ về nhiều mặt, trong đó có cả về chất lượng thi công, dịch vụ sản phẩm… Khi làm việc với doanh nghiệp Việt Nam, tôi nhận thấy rất ít doanh nghiệp áp dụng quy trình khắt khe như vậy. Chỉ một vài trong số đó như Masterise Homes.
Ông dự đoán như thế nào về khả năng phục hồi cũng như thời điểm phục hồi của lĩnh vực này?
Khả năng phục hồi của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Một số sự kiện gần đây từ vài nhà phát triển gây ra cũng tác động tiêu cực đến toàn bộ ngành bất động sản.
Tuy nhiên, tôi tin rằng, chúng ta sẽ bắt đầu nhìn thấy sự phục hồi của ngành bất động sản công nghiệp du lịch từ quý III năm 2024 trở đi, nếu không có những biến số rủi ro, những sự kiện không mong đợi khác xảy ra như chiến tranh và đại dịch.
Cảm ơn những chia sẻ của ông!