Giáo sư Chu Yin của Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết: "Bạn phải cho con mình tiền tiêu vặt. Trẻ dùng tiền tiêu vặt của mình để mua đồ và việc đưa ra quyết định là tùy thuộc vào chúng. Bởi vì lựa chọn nào cũng đồng nghĩa với mất mát, vì vậy mà trẻ có thể kiểm soát ham muốn của mình ở một mức độ nhất định. Cho trẻ tiền tiêu vặt có thể cải thiện khả năng giải quyết các vấn đề toán học cho con đồng thời, nó cũng có thể cải thiện các kỹ năng xã hội."
Mục đích ban đầu của việc cho trẻ tiền tiêu vặt là giúp trẻ học cách quản lý tiền bạc, phát triển tính tự lập và trách nhiệm chứ không phải đáp ứng nhu cầu vật chất một cách mù quáng. Vì vậy, cha mẹ phải điều chỉnh kế hoạch tiêu vặt phù hợp với độ tuổi, sự trưởng thành và tính cách của con, đồng thời kiên nhẫn hướng dẫn con cách sử dụng và quản lý tiền một cách chính xác.
Nguyên tắc 1: Chu cấp cho con đúng thời hạn và trong phạm vi ngân sách
Bạn có thể cho con 1 số tiền cố định hằng tuần hoặc hằng tháng, tùy thuộc vào độ tuổi của chúng. Ví dụ, nếu con bạn 6 tuổi và đang học lớp 1, bạn có thể cho con 1 số tiền cố định khoảng 20.000 VNĐ mỗi tuần để làm tiền tiêu vặt. Bạn cũng có thể đặt cho việc này 1 cái tên vui nhộn để con cảm thấy ý nghĩa hơn.
Mục đích của việc làm này là để con biết rằng, tuần này bạn cũng sẽ cho chúng tiền tiêu vặt và con phải tự lên kế hoạch sử dụng số tiền đó. Nếu dùng hết trong 1 lúc thì khi muốn mua 1 món đồ khác, con sẽ không đủ tiền và phải bỏ lỡ nó. Nguyên tắc này giúp rèn luyện khả năng lập kế hoạch cho con trẻ.
Nguyên tắc 2: Tạo cơ hội cho trẻ bỏ tiền mua bài học
Trưởng thành là 1 quá trình thử và có sai lầm. Sau khi cho trẻ tiền tiêu vặt, cha mẹ có thể bí mật quan sát hành vi tiêu dùng của con, xem trẻ tiêu 1 lần hay nhiều lần. Trong quá trình này, điều quan trọng là cho phép trẻ t hử và phạm sai lầm, can thiệp kịp thời khi trẻ mắc lỗi để trẻ có thể nhận ra và rút kinh nghiệm từ đó.
Quá trình thử và sai này cho phép trẻ học cách đưa ra quyết định độc lập và quản lý tài chính, đồng thời trau dồi khả năng sáng tạo và tư duy độc lập. Mối quan hệ của cha mẹ và con cái cũng trở nên tốt đẹp hơn nhờ nguyên tắc này.
Ngyên tắc 3: Xem lại nhật kí chi tiêu của con
Cha mẹ có thể tặng cho con 1 cuốn sổ ghi chép, khuyến khích con nên ghi kế hoạch chi tiêu vào sổ và chỉ cho con biết những bước tính toán đơn giản. Thông qua việc này, trẻ có thể hiểu rõ hơn về thói quen tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu của bản thân, từ đó hình thành thói quen tiêu dùng hợp lý và tiết độ hơn.