Cha mẹ có tính cách này khiến con chỉ muốn chống đối, ngày càng xa cách gia đình

Thảo Hương, | 06/08/2023, 11:39
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Khi giáo dục con cái, cha mẹ thích thuyết giảng đạo lý, mắng mỏ con mọi lúc mọi nơi sẽ khiến cho mối quan hệ dễ đi vào bế tắc.

Nhiều phụ huynh tin rằng nếu không dùng đòn roi hay lời lẽ quát mắng, con sẽ không thể trưởng thành. Tuy nhiên, những đứa trẻ ẩn chứa bên trong mình rất nhiều suy nghĩ và tính cách. Những lúc bị quở trách, ngoài sợ hãi, con sẽ không ghi nhớ bất kì thứ gì trong đầu. Thậm chí, những lời mắng mỏ, đay nghiến của cha mẹ còn trở thành nỗi ám ảnh cho bất kì hành động nào của con trong tương lai.

Tại sao cha mẹ càng thích la mắng, con cái lại càng dễ chống đối, dần xa rời gia đình?

Trẻ em có góc nhìn riêng của chúng. Phụ huynh thường lấy kinh nghiệm và độ tuổi của mình để áp đặt phương pháp giáo dục cùng lối suy nghĩ người lớn cho trẻ, buộc trẻ phải thấy đó là điều đúng. Tuy nhiên, với suy nghĩ đơn giản của con, chúng khó mà hiểu được.

Sau khi trẻ phạm lỗi, những lời thuyên giảng đạo lý, giáo điều gần như không có kết quả. Thay vào đó, nếu bố mẹ nhẹ nhàng chia sẻ, đặt mình vào vị trí của con, cho rằng hành động đó là có nguyên nhân thì chắc hẳn trẻ sẽ rất cảm kích. Hơn ai hết, con mong bố mẹ đứng về phía mình thay vì chỉ biết quát tháo, la mắng.

Cách tốt nhất để dạy một đứa trẻ chính là "làm gương" cho chúng. Một người bố hay cáu giận, la mắng không thể ép con phải nhẹ nhàng. Một người bố thích chơi điện thoại hơn đọc sách khó mà ép con có tình yêu với sách vở. Một người mẹ lười biếng, thích nằm dài khó có thể bắt con phải chăm chỉ, chịu khó từng ngày.

Cha mẹ có tính cách này khiến con chỉ muốn chống đối, ngày càng xa cách gia đình - Ảnh 1.

Dưới đây là những lý do khiến con cái dần trở nên xa cách cha mẹ, phụ huynh nên chú ý.

1. Đổ lỗi lên con

Một số cha mẹ chỉ trích con cái một cách vô cớ mỗi khi họ cảm thấy tức giận, thất vọng hoặc đơn giản là mệt mỏi. Điều này giúp họ "xả" những cảm xúc tiêu cực và che giấu những tổn thương của bản thân. Qua nhiều năm, đứa trẻ lớn lên với tâm lý không sẵn sàng làm bất cứ điều gì tốt cho người thân của mình, vì sợ bị chỉ trích.

2. Cho rằng bản thân phải kiếm tiền mệt mỏi là vì con

Việc con sinh ra trên đời là lựa chọn của cha mẹ, vì vậy việc nuôi dạy con cũng thuộc về trách nhiệm của bố mẹ. Đừng đổ lỗi cho trẻ trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trên thực tế, đó là sự đáp ứng nhu cầu vật chất chứ không phải tình cảm của trẻ. Do đó, khi lớn lên, trẻ em có thể cảm thấy rằng chúng có trách nhiệm về tài chính, sức khỏe... đối với cha mẹ già, nhưng thật khó để trông đợi sự tâm lý, quan tâm từ con cái.

3. Coi thường nỗ lực từ con

Sự hỗ trợ tinh thần từ cha mẹ cũng quan trọng đối với trẻ như sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần hiểu rằng một chấn thương tâm lý do người thân gây ra sẽ không tự khỏi. Một số trẻ trở nên dễ bỏ cuộc, một số khác trở nên nhút nhát và sợ hãi trước những mối quan hệ nghiêm túc.

Những đứa trẻ không cảm thấy được cha mẹ yêu thương đúng cách sẽ lớn lên với sự tổn thương, bất lợi cho cuộc sống và các mối quan hệ của chúng. Những đứa trẻ cảm thấy không được cha mẹ yêu thương thường có cái nhìn sai lệch về bản thân. Chúng sẽ thấy mình là người khiếm khuyết và không thể yêu thương người khác được. Người con này sẽ lớn tiếng và có thể hay chỉ trích, ngay cả khi mang tính xây dựng, họ có vẻ thu mình và dễ dàng chỉ trích bất cứ ai.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cha mẹ có tính cách này khiến con chỉ muốn chống đối, ngày càng xa cách gia đình