Đằng sau một đứa trẻ xuất sắc thường có cha mẹ có trí tuệ cảm xúc cao, biết cách bảo vệ sự riêng tư của con mình.
Giáo dục trẻ cũng đòi hỏi trí tuệ cảm xúc cao. Nếu bạn quan tâm đến cảm xúc và biết bảo vệ sự riêng tư của trẻ thì con sẽ phát triển tốt hơn trong bầu không khí yêu thương.
Ảnh minh họa
Khi cha mẹ có trí tuệ cảm xúc cao giáo dục con cái, họ thường không bao giờ nói bất cứ điều gì có hại cho con mình trước mặt người ngoài, đặc biệt là 3 bí mật cá nhân sau đây:
Điểm số của trẻ có tốt hay không phụ thuộc vào phương pháp học tập và trạng thái tâm lý của trẻ. Nếu không có phương pháp thì vẫn có thể dựa vào sự chăm chỉ để bù đắp, nhưng nếu không có cả hai thì mọi thứ đều vô ích.
Một phụ huynh chia sẻ:"Hôm nay trên đường đón con gái đi học về, tôi đã nhìn thấy cảnh tượng này: Cô bé học sinh cấp 2 đeo cặp, một tay gặm bánh mì, tay kia uống sữa. Người mẹ ở bên cạnh giục: 'Mau ăn nhanh đi, lát nữa tới lớp dạy kèm tiếng Anh, còn phải đến lớp Olympic Toán'. Cô con gái mệt mỏi ngẩng đầu lên, dè dặt nói với mẹ: 'Hôm nay mệt quá, tối nay về nhà con không làm bài được không? Cuối tuần con sẽ làm bù'.
Không ngờ người mẹ lại từ chối với vẻ mặt u ám. Bà phớt lờ những người qua đường và chỉ trích con gái mình: 'Con vẫn còn dám đưa ra yêu cầu. Mỗi kỳ thi con chỉ được ít điểm như vậy. Con chỉ đơn giản là một kẻ thất bại'.
Sau đó, bà mở ảnh bài thi trong album ảnh trên điện thoại và đọc từng điểm số gần đây: Bài kiểm tra hàng tháng đầu tiên đạt 76 điểm môn tiếng Trung, 66 điểm môn Toán và 80 điểm môn tiếng Anh; Bài kiểm tra hàng tháng thứ hai đạt 75 điểm tiếng Trung và 78 điểm tiếng Anh.
Trong khi đang suy nghĩ, cô gái bất mãn nói: 'Bài kiểm tra Toán tháng 2 con đạt 86 điểm, cao hơn lần trước 20 điểm. Sao mẹ không nói gì mà chỉ dùng điểm thấp này để làm ầm ĩ lên?'. Nhưng thay vì động viên, người mẹ lại tiếp tục phản biện: 'Đây không phải là nhờ mẹ bắt con đi học thêm và làm thêm bài sao? Nếu cứ để con lười biếng, mẹ sợ con sẽ phải về nhà với những bài kiểm tra tệ hơn rất nhiều'.
Khi nghe điều này, tôi có thể cảm nhận rõ ràng sự tiêu cực và u sầu trong khóe mắt cô con gái. Khóe miệng nhếch lên, nhưng cuối cùng lại không nói gì. Có lẽ em biết rằng những lời bào chữa đều vô ích".
Nếu bạn gán cho con mình cái mác "cặn bã" ở nơi công cộng hoặc công khai điểm kiểm tra thấp, một đứa trẻ đang ở giai đoạn mong manh sẽ cảm thấy tiêu cực như thế nào? Thành tích của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của cha mẹ. Khi điểm kiểm tra của trẻ không như mong muốn, cha mẹ có trí tuệ cảm xúc cao không chỉ nên giữ riêng tư chuyện điểm số mà còn tìm ra được sự tiến bộ của con để khuyến khích.
Chỉ khi thoát khỏi nỗi lo lắng, sợ hãi "làm không tốt" thì trẻ mới dần dần nâng cao sự tự tin, từ đó tiến bộ hơn.
Mọi người đều mắc sai lầm. Cha mẹ có trí tuệ cảm xúc cao sẽ không bao giờ ôm lấy lỗi lầm của con để bêu rếu khi giáo dục con cái. Đây là quyền riêng tư của trẻ, cần được tôn trọng và bảo vệ.
Một người kể: "Có lần, vì ham chơi nên tôi đã vô tình cắt phải bộ quần áo mẹ mới chỉ mặc một lần. Lo bị phát hiện, tôi nghĩ đến việc đốt quần áo rồi giả vờ không biết gì. Hậu quả là quần áo cháy không sạch mà rèm trong nhà càng cháy to, khói càng ngày càng lớn. Rất may mẹ tôi đã về nhà kịp thời nên không gây ra tai họa gì.
Điều đáng nói, khi phát hiện ra tất cả chỉ là một hành động nhỏ xuất phát từ việc 'cắt quần áo', mẹ không hề mắng chửi mà hỏi han: 'Con sao rồi? Con có bị thương không?'. Tôi lắc đầu sợ hãi hỏi mẹ: 'Nhưng quần áo của mẹ bị cháy rồi'. Người mẹ liền an ủi: 'Chỉ cần con không sao là được rồi. Quần áo thì có thể mua cái mới, nhưng mẹ chỉ có một đứa con gái thôi'.
Đây là câu nói cho phép con gái làm sai điều gì cũng có thể thẳng thắn nói với mẹ, lỗi nhỏ có thể trực tiếp sửa chữa, lỗi lớn có thể cùng nhau khắc phục. Đã nhiều năm trôi qua, mối quan hệ giữa hai mẹ con tôi vẫn rất tốt đẹp. Mẹ cũng dùng sự hiểu biết, bao dung và trí tuệ cảm xúc cao của mình để giúp tôi tìm được nền tảng tự tin dẫn đến thành công mỗi khi mắc lỗi".
Việc trẻ mắc lỗi không đáng sợ. Điều đáng sợ là những lời nói đầu tiên của cha mẹ khiến trẻ cảm thấy thế nào. Chỉ cần cha mẹ quan tâm đầy đủ, coi những điều này như quyền riêng tư của con và bảo vệ, hướng dẫn con thật tốt thì sẽ không có khó khăn nào mà tình yêu thương không thể vượt qua.
Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Chúng ta phải giỏi phát hiện điểm mạnh của con mình, để ý đến sự tiến bộ và cân nhắc những thay đổi thì điểm yếu sẽ tự nhiên trở thành điểm mạnh.
Một số người cho rằng giới trẻ ngày nay ngày càng trở nên thờ ơ về mặt cảm xúc. Họ không thích đi thăm người thân và chỉ nhìn thấy vòng tròn xã hội của riêng mình. Trên thực tế, lý do thực sự đằng sau một đứa trẻ thờ ơ về mặt cảm xúc, không gắn bó với gia đình nằm ở trải nghiệm trưởng thành thời thơ ấu của nó.
Như một cư dân mạng từng nói: "Sao lại quay lại thăm gia đình? Bạn có muốn nghe họ tiếp tục nói về khuyết điểm của tôi, khơi lại những vết sẹo trong quá khứ và sẽ lại đau đớn không?". Hóa ra mẹ của cư dân mạng này có tính khiêm tốn thái quá. Mỗi khi có ai khen ngợi con, cô ấy sẽ bác bỏ và chỉ ra một số khuyết điểm để thể hiện sự khiêm tốn của mình.
Nếu bạn không muốn con mình trở thành một người bi quan, bị choáng ngợp bởi những khuyết điểm, sự xấu hổ và lòng tự trọng thấp thì việc bảo vệ sự riêng tư về những khuyết điểm của trẻ và động viên, ghi nhận nhiều hơn là sứ mệnh không thể thiếu trong giáo dục.