Mỗi đứa trẻ là một cá thể sống, là một đóa hoa khác biệt.
Một giáo viên yêu cầu học trò vẽ quả táo, một em vẽ một quả táo lớn màu xanh da trời, cô giáo nhìn thấy liền khen ngợi: "Tranh vẽ đẹp quá!".
Phụ huynh khi nhìn thấy đã rất ngạc nhiên và hỏi giáo viên: "Sao cô không sửa lỗi dùng màu sai cho cháu?".
Cô giáo trả lời: "Tại sao lại phải sửa? Biết đâu sau này em ấy thực sự có thể nhân giống được loài táo màu xanh da trời thì sao".
Sự nghe lời của trẻ cần được thể hiện nhiều hơn trong các quy tắc sống và đạo đức ứng xử. Còn ở mặt tư duy, người lớn lên khuyến khích sự "không nghe lời" của trẻ.
Là cha mẹ, chúng ta cần cho con mình cảm giác được chấp nhận, giúp trẻ ý thức được về thứ gọi là cá tính và bản sắc. Chúng ta cũng có thể bày tỏ tình yêu thương và yêu thương trẻ vô điều kiện để trẻ được quyền ngoan ngoãn nhưng cũng được quyền phá cách trong giới hạn cho phép.
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng chia sẻ hình ảnh của con là cách ghi lại hành trình trưởng thành của con, ít ai biết rằng hành vi này sẽ gây ra hai tác hại vô hình cho con cái.
Loại thứ nhất: Có nguy cơ để lộ tên tuổi, ngoại hình, thông tin sức khỏe, thông tin gia đình của trẻ, có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.
Sự riêng tư của trẻ càng bị phơi bày thì càng có nhiều khả năng khiến trẻ gặp nguy hiểm.
Loại thứ hai: Không tôn trọng trẻ dễ khiến trẻ cảm thấy tự ti.
Một cư dân mạng cho biết: "Hồi nhỏ, mỗi lần cùng cha mẹ đi thăm nhà họ hàng, cả hai cứ thích kể mấy chuyện xấu của tôi làm tôi xấu hổ vô cùng, chỉ muốn đào cái hố mà nhảy xuống luôn. Lấy tôi ra nói giỡn, họ có bao giờ nghĩ đến cảm xúc của tôi không?".
Về mặt tâm lý, trẻ bắt đầu có ý thức tự lập từ khi 2 tuổi, sau 3 tuổi trẻ dần hình thành cảm giác xấu hổ.
Đối với trẻ nhỏ, không đăng tải, không lan truyền hình ảnh của chúng đi khắp nơi cũng là một hình thức bảo vệ.
Tương lai con cái đạt thành tích ra sao, đi con đường thế nào là kịch bản của riêng chúng. Là cha mẹ, bạn chỉ cần tôn trọng, chấp nhận, ủng hộ, quan tâm và bảo vệ chúng, vậy là đủ.