'Chẩn đoán' nhanh lượng đường trong mủ cao su

Nhật Phong | 09/06/2022, 06:38
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chỉ 3 - 4 phút, với thao tác nhanh gọn, TS Trần Thanh có thể biết hàm lượng đường sucrose trong mủ cao su để biết chất lượng của cây.

Chẩn đoán tại vườn

Phương pháp “Chẩn đoán nhanh hàm lượng đường sucrose trong mủ bằng chỉ thị màu” do TS Trần Thanh và cộng sự, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (VRG) nghiên cứu sáng tạo. TS Trần Thanh được đồng nghiệp đặt cho biệt hiệu là “Tiến sĩ mê cao su giống”.

TS Trần Thanh cho hay, tại Việt Nam và các quốc gia trồng cao su, hàm lượng đường sucrose trong mủ cao su (latex) chỉ được phân tích định lượng trong phòng thí nghiệm chuyên biệt. Chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào liên quan đến phương pháp chẩn đoán nhanh hàm lượng đường sucrose trong mủ cao su.

Việc phân tích hàm lượngsucrose trong mủ chỉ có thể được thực hiện đối với những vườn cao su ở gần phòng thí nghiệm. Chi phí cho việc lấy mẫu và phân tích hàm lượng sucrose trong mủ tại phòng thí nghiệm là tương đối cao.

Để nhận biết giống cây cao su nào cho chất lượng mủ cao, thời điểm nào thì thành phần đường sucrose trong mủ dồi dào nhất… người ta phải phân tích hàm lượng sucrose. TS Thanh và cộng sự nghĩ ra cách xác định thành phần này tại vườn cao su, thực hiện 3 - 4 phút là cho kết quả. Nguyên lý của phương pháp là phản ứng tạo màu giữa thuốc thử đặc hiệu (là hỗn hợp của 1,3 - benzenediol và axít

clohydric) và đường sucrose có trong mủ cao su (latex) khi được xúc tác nhiệt. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp gồm tuổi cây, chế độ cạo và điều kiện thời tiết khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ)…

TS Trần Thanh thực hiện các phân tích đường sucrose trong mủ cao su ở phòng thí nghiệm.

Để xác định lượng đườngsucrose, lấy 1 ml mủ nước cho vào ống nghiệm. Thêm vào ống nghiệm 2 ml thuốc thửBMG-SUC. Đốt nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn trong 2 phút. Quan sát màu hiển thị của dung dịch bên trong ống nghiệm và so sánh với thang chuẩn màu về hàm lượng đường sucrose trong mủ.

TS Thanh cho biết, đây là phương pháp mới ở Việt Nam cũng như trên thế giới, độ tin cậy cao, thực hiện tại chỗ. Kết quả này phục vụ công tác tuyển chọn giống cao su có năng suất mủ cao, ổn định. Phương pháp này còn giúp xác định thời điểm thích hợp trong tháng để áp dụng chất kích thích mủ nhằm khai thác tối đa tiềm năng của giống mà vẫn đảm bảo “sức khỏe” cây về lâu dài.

Làm cơ sở để chọntạo giống

Trong 3 năm, phương pháp của TS Thanh đã được áp dụng trên 8 mô hình trình diễn các giống khác nhau tại Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú. Phương pháp này đã giúp năng suất của các mô hình trình diễn gia tăng bình quân 2% (tương ứng tăng 40 kg/ha/năm). Theo TS Trần Thanh, phương pháp này sẽ từng bước được áp dụng diện rộng tại các Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Khối lượng và chủng loại hóa chất được sử dụng ở phương pháp chẩn đoán này ít hơn hẳn so với phương pháp phân tích truyền thống. Qua đó nó góp phần giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe con người và môi trường.

Thời gian tới, TS Thanh và cộng sự tiếp tục nghiên cứu để có thể tạo tuyển được những giống cao su mới, tiềm năng “mủ – gỗ”, “gỗ – mủ” cao và ổn định. Nó phải chống chịu được một số bệnh hại chính, thích hợp với chế độ cạo nhịp độ thấp, thích ứng với giai đoạn biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và diễn biến khó lường như hiện nay.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Chẩn đoán' nhanh lượng đường trong mủ cao su