Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Đưa 20 triệu đồng, có khi người ta cũng không muốn ra tòa làm chứng

13/12/2023, 18:02
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, người ta rất sợ phải ra tòa làm chứng, nhất là vụ án hình sự, cho 2 triệu, thậm chí 20 triệu đồng, có khi người ta cũng không muốn nhận...

Cho hay Bộ Tài chính ủng hộ với quy định tại dự thảo, ông Nguyễn Hoà Bình đề nghị Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Cân nhắc lùi thời gian thông qua Pháp lệnh

Tại tờ trình, TAND Tối cao xin ý kiến về hai nội dung, trong đó có quy định về phụ cấp xét xử cho Hội thẩm. Phó chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Tiến cho hay cơ quan chủ trì soạn thảo nhận được nhiều kiến nghị đề nghị tăng mức bồi dưỡng cho Hội thẩm.

Tuy nhiên, về đối tượng được hưởng phụ cấp xét xử cho Hội thẩm đang có hai loại ý kiến. Ý kiến thứ nhất cho rằng việc quy định đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước (cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang...) được hưởng phụ cấp xét xử cho Hội thẩm khi tham gia xét xử là phù hợp với Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Dự thảo Pháp lệnh đang thể hiện theo loại ý kiến này.

Trong khi đó, ý kiến khác lại cho rằng Hội thẩm là người hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì không được hưởng phụ cấp xét xử. Việc quy định phụ cấp xét xử cho đối tượng này là chưa phù hợp với chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 27 về “Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước...”.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho hay nội dung TAND Tối cao xin ý kiến liên quan đến Nghị quyết số 27-NQ/TW và việc triển khai thực hiện Đề án cải cách tiền lương gắn với chủ trương, yêu cầu: “Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm” và “Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước”.

Thường trực Ủy ban Tư pháp đã tổ chức nhiều cuộc họp với đại diện TAND Tối cao, Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội, Bộ Nội vụ.. và các cơ quan liên quan để bàn về cách hiểu đối với yêu cầu của Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết đang có hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất chỉ bãi bỏ các khoản chi, bồi dưỡng ngoài lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi họ thực hiện nhiệm vụ gắn với vị trí việc làm; không bãi bỏ các khoản chi, bồi dưỡng để thực hiện các nhiệm vụ khác không gắn với vị trí việc làm.

Cách hiểu thứ hai là bãi bỏ toàn bộ các khoản chi, bồi dưỡng đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

“Đa số Uỷ ban Tư pháp tán thành với phương án 1 như TAND Tối cao đã lựa chọn và thể hiện trong dự thảo Pháp lệnh”- bà Nga cho biết.

Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Nga, đây là một nội dung quan trọng của dự thảo Pháp lệnh, liên quan trực tiếp đến việc thực hiện Đề án cải cách chính sách tiền lương, chưa có văn bản triển khai thi hành nên vẫn còn cách hiểu và ý kiến khác nhau.

“Ủy ban Tư pháp trân trọng báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội”- bà Lê Thị Nga nói và cho biết thêm một số ý kiến UBTP đề nghị để bảo đảm thận trọng, đồng bộ trong việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương, nên cân nhắc lùi thời gian trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh này cho đến khi có văn bản triển khai thi hành Nghị quyết số 27-NQ/TW của cơ quan có thẩm quyền.

Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/chanh-an-nguyen-hoa-binh-dua-20-trieu-dong-co-khi-nguoi-ta-cung-khong-muon-ra-toa-lam-chung-c46a1526871.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/chanh-an-nguyen-hoa-binh-dua-20-trieu-dong-co-khi-nguoi-ta-cung-khong-muon-ra-toa-lam-chung-c46a1526871.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Đưa 20 triệu đồng, có khi người ta cũng không muốn ra tòa làm chứng