Chánh án Nguyễn Hoà Bình: "Tôi mong muốn Chủ tịch nước làm Chủ tịch Hội đồng Tư pháp quốc gia"

19/09/2023, 00:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nêu quan điểm vào chiều 18/9, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Ông Nguyễn Hoà Bình ví dụ, chánh án tỉnh điều động người đi vùng sâu, vùng xa vì “không nghe lời”, hay khen thưởng không đúng, kỷ luật không đúng, rồi dùng các quan hệ hành chính để tác động vào độc lập tư pháp thì phải có một cơ quan làm trọng tài.

“Chúng ta không làm được như tất cả các nước về chức năng của Hội đồng Tư pháp quốc gia như người ta đã làm, nhưng ít nhất chúng ta cũng làm việc ngăn cản được sử dụng quyền lực hành chính trong việc tác động vào quá trình xét xử, nếu như không đúng với thẩm quyền”, Chánh án cho hay.

Theo ông Bình, Nghị quyết 27 của Trung ương không quy định Hội đồng Tư pháp quốc gia, nhưng khi làm luật, Chủ tịch nước và Trưởng ban Nội chính cũng đề nghị đưa vấn đề này vào để Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận. Thậm chí các đồng chí còn đề nghị phương án là Chủ tịch nước làm chủ tịch hội đồng này, chứ không phải Chánh án. Trên thế giới, có nước tổng thống, cũng có nước thì chánh án làm chủ tịch hội đồng này.

"Chúng tôi ban đầu cũng đưa phương án 1 là Chủ tịch nước, nhưng các cơ quan tham gia nói Hiến pháp không quy định về việc này. Cho nên để ổn định Hiến pháp thì giao cho Chánh án. Nếu như giao Chánh án thì tôi làm, còn mong muốn của tôi là Chủ tịch nước. Vấn đề này Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc”, ông Nguyễn Hoà Bình nêu.

Theo cơ quan trình dự án, dự thảo luật đưa ra quy định thành lập Hội đồng Tư pháp quốc gia trên cơ sở kế thừa tổ chức và hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia; đồng thời, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần của Hội đồng Tư pháp quốc gia.

Hội đồng Tư pháp quốc gia có chức năng tuyển chọn, trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm thẩm phán, xem xét các khiếu nại liên quan đến bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật thẩm phán; giám sát việc phân bổ biên chế, kinh phí, nguồn lực cho các toà án nhân dân; bảo vệ thẩm phán… để tăng cường tính khách quan, minh bạch.

Qua thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, đa số ý kiến cho rằng, việc thành lập Hội đồng Tư pháp quốc gia là một vấn đề rất lớn, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Nghị quyết 27 và Hiến pháp 2013 đều không quy định Hội đồng Tư pháp quốc gia. Do đó đề nghị không thành lập Hội đồng Tư pháp quốc gia, mà giữ quy định về Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia.

Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/chanh-an-nguyen-hoa-binh-toi-mong-muon-chu-tich-nuoc-lam-chu-tich-hoi-dong-tu-phap-quoc-gia-c46a1502629.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/chanh-an-nguyen-hoa-binh-toi-mong-muon-chu-tich-nuoc-lam-chu-tich-hoi-dong-tu-phap-quoc-gia-c46a1502629.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
  • Ông Phan Văn Mãi: Giáo dục phổ thông không phải chỉ học chữ mà phải xây dựng một thế hệ vươn mình
    6 giờ trước Giáo dục
    Ông Phan Văn Mãi cho rằng giáo dục phổ thông không phải chỉ học chữ, kỹ năng, mà cần chuẩn bị tâm thế, xây dựng một thế hệ vươn mình.
  • Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi): Đẩy mạnh phân cấp, tăng tính liên thông
    6 giờ trước Chính sách giáo dục
    Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) đang được hoàn thiện với nhiều điểm mới nổi bật, trong đó đáng chú ý là việc tăng cường phân cấp mạnh mẽ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và thúc đẩy liên thông dựa trên phương thức đào tạo. Nhiều nhà giáo tại các trường cao đẳng nghề cho rằng những thay đổi này được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội lớn, đồng thời đặt ra không ít thách thức, đòi hỏi các trường cần chủ động đổi mới cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam.
  • Cẩn trọng khi chọn ngành “hot”: Hiểu đúng, chọn đúng để thành công
    6 giờ trước Tuyển sinh - du học
    (GDTĐ) - Trong mùa tuyển sinh đại học 2025, nhiều ngành học mới ra đời và được đánh giá là “hot” bởi tính thời sự và khả năng đáp ứng nhu cầu nhân lực cao trong tương lai. Tuy nhiên, việc chọn ngành học không chỉ nên dựa trên độ “nóng” của ngành, mà còn cần dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về bản thân, xu hướng nghề nghiệp và khả năng thích nghi với chương trình đào tạo.
  • Lựa chọn môn học - tương lai của học sinh
    6 giờ trước Giáo dục
    Qua 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp trung học phổ thông, có thể thấy, việc lựa chọn các môn học tự chọn, bên cạnh những môn học bắt buộc có ý nghĩa lớn, liên quan trực tiếp đến lộ trình học tập, việc xét tuyển đại học và tương lai của mỗi học sinh. Thực tế đó được các trường trung học phổ thông của Hà Nội nắm bắt và đây cũng là nội dung chính, xuyên suốt tại các buổi tư vấn, gặp gỡ, hướng dẫn phụ huynh học sinh lựa chọn môn học, tổ hợp môn học trước thềm lớp 10 năm học mới 2025-2026.
  • Trường ĐH Trà Vinh xếp 29 trong top 400 của WURI Ranking 2025
    6 giờ trước Giáo dục
    (GDTĐ) - Ngày 11/7, Trường Đại học Trà Vinh (TVU) công bố thành tích nổi bật khi tiếp tục thăng hạng trong bảng xếp hạng World Universities with Real Impact (WURI) năm 2025, đứng ở vị trí 29 trong Top 400 trường đại học có ảnh hưởng toàn cầu.
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chánh án Nguyễn Hoà Bình: "Tôi mong muốn Chủ tịch nước làm Chủ tịch Hội đồng Tư pháp quốc gia"