Cháu gái đi học bị bạn bè bắt nạt, giáo sư tâm lý học khuyên đối phó bằng 1 hành động: Gia đình nào cũng nên học hỏi

Ánh Lê, | 12/04/2024, 16:43
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Việc cha mẹ dạy trẻ học cách phản kháng không phải là dạy trẻ sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề mà là dạy trẻ học cách tự bảo vệ mình.

Giáo sư Lý Mai Cẩn giải thích: Những đứa trẻ rụt rè và yếu đuối rất dễ bị bạn cùng lớp bắt nạt. Hầu hết những kẻ bắt nạt muốn cảm thấy mình mạnh mẽ, vì vậy họ thường chọn những đứa trẻ yếu hơn vì dễ thao túng. Nạn nhân càng im lặng, không dám phản kháng thì những đứa trẻ nghịch ngợm sẽ tiếp tục tái diễn hành động của mình.

Bên cạnh cách đối phó tạm thời trên, giáo sư Lý còn khuyên các bậc phụ huynh nên phải trang bị cho con em của mình những hành trang vững chắc để bảo vệ con trước nạn bạo lực học đường. Mọi người có thể tham khảo 3 điều dưới đây:

1. Cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất

Theo Giáo sư Lý Mai Cẩn, cách để trẻ không bị bắt nạt và tự bảo vệ chính mình là cha mẹ nên khuyến khích trẻ rèn luyện thể lực, vóc dáng. Giáo sư cho rằng trẻ dù là con trai hay con gái đều có thể cho trẻ tham gia một số hoạt động thể chất như chạy bộ, kickboxing,... Điều này không chỉ giúp tăng cường thể chất cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn mà còn có thể rèn luyện sức mạnh nội lực trong trẻ. Từ đó những kẻ bắt nạt không dám đến gần trẻ.

"Trẻ em phải vận động thể chất, có thể thao thì mới có sức mạnh bùng nổ, có sức mạnh bùng nổ thì sẽ không dễ bị bắt nạt. Những đứa trẻ không bao giờ vận động, thể chất yếu ớt sẽ dễ trở thành đối tượng bị bắt nạt nhất", giáo sư Lý Mai Cẩn chia sẻ.

2. Dặn trẻ kết bạn nhiều hơn

Không chỉ những những đứa trẻ nhút nhát, những đứa trẻ bị cô lập thường là mục tiêu của những kẻ bắt nạt. Một khảo sát đối với 208 người từng bị bắt nạt cho thấy 72% trong số họ đã thoát khỏi sự bắt nạt trong vòng hai năm. Lý do là họ có thêm nhiều bạn mới.

Cháu gái đi học bị bạn bè bắt nạt, giáo sư tâm lý học khuyên đối phó bằng 1 hành động: Gia đình nào cũng nên học hỏi - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

Việc kết bạn không chỉ giúp trẻ có thêm bạn bè mà còn có thể hỗ trợ trẻ trong những trường hợp cần thiết như khi bị bắt nạt. Thông thường, kẻ bắt nạt sẽ ỷ mạnh để bắt nạt kẻ yếu hơn, tuy nhiên nếu trẻ có thêm bạn bè, đối phương sẽ có thể từ bỏ ý định đó.

3. Dạy trẻ cách nói "không" và phản kháng

Trong cuộc sống, có những trường hợp chúng ta phải biết nói không và cha mẹ nên dạy trẻ nhận biết điều đó. Từ đó, trẻ sẽ học được cách thể hiện rõ lập trường của bản thân. Thậm chí ngay cả khi trẻ bị bắt nạt, chúng vẫn biết cách thể hiện khí thế, lòng dũng cảm và kiên quyết chống trả để đối phương biết rằng mình không dễ bị bắt nạt. Có như vậy mới tránh được việc bị bắt nạt xảy ra thường xuyên.

Theo Sina

Theo Đời sống & Pháp luật
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/chau-gai-i-hoc-bi-ban-be-bat-nat-giao-su-tam-ly-hoc-khuyen-oi-pho-bang-1-hanh-ong-gia-inh-nao-cung-nen-hoc-hoi-a412958.html
Copy Link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/chau-gai-i-hoc-bi-ban-be-bat-nat-giao-su-tam-ly-hoc-khuyen-oi-pho-bang-1-hanh-ong-gia-inh-nao-cung-nen-hoc-hoi-a412958.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cháu gái đi học bị bạn bè bắt nạt, giáo sư tâm lý học khuyên đối phó bằng 1 hành động: Gia đình nào cũng nên học hỏi