Chỉ sau Tết Nguyên đán tôi mới nhận ra: Một gia đình mãi không thể khá lên nổi vì 3 "tục lệ nghèo nàn" này

Hiểu Đan, | 17/02/2024, 09:09
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đây là những vấn đề ông nhìn thấy sau khi đi thăm họ hàng dịp Tết nguyên đán.

Tình yêu của cha mẹ giống như một cái cân, mỗi đứa con ở một bên, giữ cho cân thăng bằng. Nếu tình cảm của cha mẹ nghiêng về một bên, cái cân lập tức đổ lệch, hai đứa trẻ sẽ phát sinh vấn đề.

02. Không ngày nào không có rượu, say xỉn không chỉ hại sức khỏe mà còn làm gương xấu cho con

Trong những ngày Tết, tụ tập nhau thì phải uống vài ly. Phong tục này tồn tại ở nhiều nơi. Trong tình trạng "chếnh choáng" men rượu, khó kiểm soát được bản thân không ít những vụ tai nạn đã xảy ra, gây những hậu quả đáng tiếc. Rồi chồng say xỉn, đánh mắng vợ, con cái thu mình không dám ló mặt ra vì sợ lãnh hậu quả.

Hành vi uống rượu của cha mẹ ảnh hưởng đến con cái, nhất là thiếu niên. Nghiên cứu cho rằng việc nhậu nhẹt dù là ở mức độ "lai rai" trước mặt trẻ em cũng có thể khiến chúng cảm thấy lo lắng, bối rối và làm rối loạn giấc ngủ của trẻ. Không chỉ vậy, những đứa con nhìn thấy cha mẹ bia bọt sẽ ít coi phụ huynh là hình mẫu để noi theo.

Cha mẹ cũng không nên cho con cái thoải mái tiếp xúc với rượu bia trước 18 tuổi, nên tránh trữ rượu bia quá nhiều trong nhà và nên giải thích với con rằng đồ uống có cồn tác động lớn đến não của trẻ chưa thành niên, vì não khi này vẫn đang trong giai đoạn hình thành.

03. Nịnh nọt bà con giàu có, thờ ơ với họ hàng nghèo khó

Có câu nói: "Nếu bạn nghèo ở thành phố bận rộn, không ai quan tâm đến bạn; nếu bạn giàu ở miền núi, bạn vẫn có họ hàng xa". Trong dịp Tết Nguyên Đán, nhiều người chỉ đến nhà họ hàng giàu có và quyền lực và từ chối kết giao với những người bà con nghèo. Điều này không hề hiếm.

Sự tương tác giữa con người với nhau là tương hỗ, không phải bạn lấy lòng ai sẽ cho bạn lợi ích. Nếu bạn sống không biết trước biết sau, chỉ xu nịnh vì lợi ích cá nhân thì sao trách con mình lớn lên vô tâm, ích kỉ, không biết nghĩ đến người khác?

Theo Tiến sĩ Kristina S. Brown - Trưởng khoa Gia đình và Đôi lứa thuộc đại học Alder (Mỹ), mối quan hệ giữa các anh chị em họ đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Theo bà, anh chị em họ trở thành nguồn lực bổ sung lớn (chủ yếu là về cảm xúc) ngoài gia đình cơ bản.

Ở thời hiện đại ngày nay, các mối quan hệ họ hàng được xây dựng dễ dàng nhờ các phương tiện mạng xã hội, các ứng dụng... Các bậc cha mẹ nên cùng con cái và các anh chị em trong đại gia đình gặp gỡ, tụ họp trong các dịp nghỉ, nhằm tăng cường những sự gắn kết tình cảm, thay vì chỉ chăm chăm lấy lòng người giàu mà bỏ qua bà con nghèo khó.

Theo Phụ nữ mới
https://phunumoi.net.vn/chi-sau-tet-nguyen-dan-toi-moi-nhan-ra-mot-gia-dinh-mai-khong-the-kha-len-noi-vi-3-tuc-le-ngheo-nan-nay-d300635.html
Copy Link
https://phunumoi.net.vn/chi-sau-tet-nguyen-dan-toi-moi-nhan-ra-mot-gia-dinh-mai-khong-the-kha-len-noi-vi-3-tuc-le-ngheo-nan-nay-d300635.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chỉ sau Tết Nguyên đán tôi mới nhận ra: Một gia đình mãi không thể khá lên nổi vì 3 "tục lệ nghèo nàn" này