Chiêm ngưỡng linh vật rồng oai dũng, “rồng Gen Z” ở TP.HCM

02/02/2024, 20:16
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Gần Tết Giáp Thìn 2024, nhiều linh vật rồng xuất hiện nổi bật tại các đường hoa, khu vui chơi, công viên ở TP.HCM thu hút sự quan tâm của người dân và du khách.

Sau 2 tuần thi công, đôi linh vật rồng với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” trên đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024 đã gần như hoàn thiện. Với độ dài hơn 100m, mỗi linh vật có 5 đoạn thân uốn lượn, đan chéo vào nhau dọc hai bên đường hoa.

Sau 2 tuần thi công, đôi linh vật rồng với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” trên đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024 đã gần như hoàn thiện. Với độ dài hơn 100m, mỗi linh vật có 5 đoạn thân uốn lượn, đan chéo vào nhau dọc hai bên đường hoa.

Đôi rồng chầu sen “khổng lồ” là đại cảnh cổng đường hoa gây ấn tượng mạnh với hai đầu rồng kích thước hơn 2m, được tô điểm hai nhóm màu sắc khác nhau.

Đôi rồng chầu sen “khổng lồ” là đại cảnh cổng đường hoa gây ấn tượng mạnh với hai đầu rồng kích thước hơn 2m, được tô điểm hai nhóm màu sắc khác nhau.

Đầu rồng thể hiện vẻ oai dũng trước cổng vào đường hoa. Phần đầu được làm chủ yếu bằng mút xốp, miệng ngậm ngọc đường kính 50cm được mô phỏng bằng mica đục, bên trong chứa đèn. Đoạn nối giữa phần thân rồng và đầu rồng được gắn thiết bị giúp đầu rồng chuyển động, kèm theo đó là hệ thống âm thanh giúp linh vật trở nên sống động hơn.

Đầu rồng thể hiện vẻ oai dũng trước cổng vào đường hoa. Phần đầu được làm chủ yếu bằng mút xốp, miệng ngậm ngọc đường kính 50cm được mô phỏng bằng mica đục, bên trong chứa đèn. Đoạn nối giữa phần thân rồng và đầu rồng được gắn thiết bị giúp đầu rồng chuyển động, kèm theo đó là hệ thống âm thanh giúp linh vật trở nên sống động hơn.

Thân hai linh vật rồng được lắp ghép với khoảng 5.000 chiếc vảy. Với hơn 90% chất liệu được sử dụng là mây tre lá, mành quạt nan, loại chất liệu mộc mạc của miền Nam..., cặp rồng rất thân thiện với môi trường.

Thân hai linh vật rồng được lắp ghép với khoảng 5.000 chiếc vảy. Với hơn 90% chất liệu được sử dụng là mây tre lá, mành quạt nan, loại chất liệu mộc mạc của miền Nam..., cặp rồng rất thân thiện với môi trường.

Từ khi lộ diện đến nay, cặp “Lưỡng Long triều liên” luôn thu hút sự chú ý của người dân và du khách. Rất nhiều người tìm đến khu vực đài phun nước để chụp ảnh, check in với đôi rồng có kích thước lớn nhất từ trước đến nay của đường hoa Tết Nguyễn Huệ. “Theo dõi thi công, tham quan đường hoa Tết Nguyễn Huệ nhiều năm, đây là lần đầu tiên tôi thấy linh vật Tết vừa lớn vừa dài như vậy. Những chú rồng được thực hiện rất oai phong, khi hoàn thành chắc chắn sẽ rất ấn tượng”, anh Nguyễn Quốc Huy (ngụ quận 1) chia sẻ.

Từ khi lộ diện đến nay, cặp “Lưỡng Long triều liên” luôn thu hút sự chú ý của người dân và du khách. Rất nhiều người tìm đến khu vực đài phun nước để chụp ảnh, check in với đôi rồng có kích thước lớn nhất từ trước đến nay của đường hoa Tết Nguyễn Huệ. “Theo dõi thi công, tham quan đường hoa Tết Nguyễn Huệ nhiều năm, đây là lần đầu tiên tôi thấy linh vật Tết vừa lớn vừa dài như vậy. Những chú rồng được thực hiện rất oai phong, khi hoàn thành chắc chắn sẽ rất ấn tượng”, anh Nguyễn Quốc Huy (ngụ quận 1) chia sẻ.

Tại khu vực đường hoa giao với đường Tôn Đức Thắng, linh vật rồng uốn lượn dài hàng trăm mét. Thân rồng được làm bằng khung thép, vảy rồng ghép từ hàng nghìn tấm lưới kẽm cuộn lại. Đầu rồng hướng ngang đường thể hiện sự uy dũng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Tại khu vực đường hoa giao với đường Tôn Đức Thắng, linh vật rồng uốn lượn dài hàng trăm mét. Thân rồng được làm bằng khung thép, vảy rồng ghép từ hàng nghìn tấm lưới kẽm cuộn lại. Đầu rồng hướng ngang đường thể hiện sự uy dũng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Một trong hai đầu rồng ngược hướng nhau của đại cảnh thuyền rồng cách điệu ở giữa đường hoa đang được hoàn thành.

Một trong hai đầu rồng ngược hướng nhau của đại cảnh thuyền rồng cách điệu ở giữa đường hoa đang được hoàn thành.

Theo ban tổ chức đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn, ba linh vật rồng lớn trên đường hoa là sự kết hợp các đặc điểm rồng của thời Trần, thời Lý và thời Nguyễn, thể hiện ở các đặc điểm như đầu luôn hướng lên, mũi to, chóp mũi tròn, mắt lồi, miệng ngậm ngọc, bờm to ở má và trên đầu.

Theo ban tổ chức đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn, ba linh vật rồng lớn trên đường hoa là sự kết hợp các đặc điểm rồng của thời Trần, thời Lý và thời Nguyễn, thể hiện ở các đặc điểm như đầu luôn hướng lên, mũi to, chóp mũi tròn, mắt lồi, miệng ngậm ngọc, bờm to ở má và trên đầu.

Những ngày qua, cặp linh vật rồng bằng cây xanh tại cổng chào Hội hoa xuân trong Công viên Tao Đàn, quận 1 cũng thu hút quan tâm của nhiều người. Được biết, linh vật rồng này được nghệ nhân tạo hình bằng cây sanh nuôi trong 2 năm.

Những ngày qua, cặp linh vật rồng bằng cây xanh tại cổng chào Hội hoa xuân trong Công viên Tao Đàn, quận 1 cũng thu hút quan tâm của nhiều người. Được biết, linh vật rồng này được nghệ nhân tạo hình bằng cây sanh nuôi trong 2 năm.

Linh vật rồng này có phần đầu nhô cao 6.5m, dài hơn 17m. Linh vật có đường kính khoảng 1m khiến nhiều người cho rằng khá hài hước. Phần đầu có tạo hình miệng rồng, được thêm các chi tiết về hàm răng, mắt, sừng hiện đang được che bằng lưới.

Linh vật rồng này có phần đầu nhô cao 6.5m, dài hơn 17m. Linh vật có đường kính khoảng 1m khiến nhiều người cho rằng khá hài hước. Phần đầu có tạo hình miệng rồng, được thêm các chi tiết về hàm răng, mắt, sừng hiện đang được che bằng lưới.

Phần thân rồng được gắn vây, chằng néo bằng nhiều dây thép xung quanh. Giữa cặp rồng là vòm hoa tạo thành cổng vào hội hoa xuân.

Phần thân rồng được gắn vây, chằng néo bằng nhiều dây thép xung quanh. Giữa cặp rồng là vòm hoa tạo thành cổng vào hội hoa xuân.

Tết Giáp Thìn năm nay, Khu du lịch Suối Tiên, TP Thủ Đức trình làng đôi linh vật rồng độc lạ cao 7m, đường kính 4,5m đặt trước cổng. Linh vật rồng này được thiết kế, thi công trong 6 tháng. Hiện hai chú rồng này đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.

Tết Giáp Thìn năm nay, Khu du lịch Suối Tiên, TP Thủ Đức trình làng đôi linh vật rồng độc lạ cao 7m, đường kính 4,5m đặt trước cổng. Linh vật rồng này được thiết kế, thi công trong 6 tháng. Hiện hai chú rồng này đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.

Đại diện khu du lịch này cho biết, hai chú rồng được gọi tên là “Rồng Gen Z” bởi nơi đây có hẳn một “Đại gia đình rồng” nhiều thế hệ đã gần 30 năm, vì thế linh vật rồng 2024 là hình ảnh của thế hệ tiếp nối “đàn cháu Gen Z” mang tính hiện đại, dễ thương…

Đại diện khu du lịch này cho biết, hai chú rồng được gọi tên là “Rồng Gen Z” bởi nơi đây có hẳn một “Đại gia đình rồng” nhiều thế hệ đã gần 30 năm, vì thế linh vật rồng 2024 là hình ảnh của thế hệ tiếp nối “đàn cháu Gen Z” mang tính hiện đại, dễ thương…

Bên cạnh đó, đơn vị này cũng muốn tạo nên một linh vật rồng của năm mới mang yếu tố sáng tạo, mới mẻ và độc lạ, mang đến nguồn năng lượng tích cực cho tất cả mọi người trong năm mới. “Dáng vẻ con rồng này khá ngộ nghĩnh, mới lạ so với những tượng rồng truyền thống tại đây. Tôi thấy cặp rồng thú vị, chắc sẽ tạo nhiều niềm vui cho mọi người trong dịp năm mới này”, chị Nguyễn Minh Ngân (khách tham quan) chia sẻ.

Bên cạnh đó, đơn vị này cũng muốn tạo nên một linh vật rồng của năm mới mang yếu tố sáng tạo, mới mẻ và độc lạ, mang đến nguồn năng lượng tích cực cho tất cả mọi người trong năm mới. “Dáng vẻ con rồng này khá ngộ nghĩnh, mới lạ so với những tượng rồng truyền thống tại đây. Tôi thấy cặp rồng thú vị, chắc sẽ tạo nhiều niềm vui cho mọi người trong dịp năm mới này”, chị Nguyễn Minh Ngân (khách tham quan) chia sẻ.

Tại đường hoa Phú Mỹ Hưng Tết Giáp Thìn (quận 7), tiểu cảnh “Con Rồng Cháu Tiên” với hình ảnh “Rồng Thần - Chim Tiên” cùng nhau ôm lấy bọc trăm trứng nhắc nhớ cho chúng ta về cội nguồn dân tộc, về nghĩa đồng bào.

Tại đường hoa Phú Mỹ Hưng Tết Giáp Thìn (quận 7), tiểu cảnh “Con Rồng Cháu Tiên” với hình ảnh “Rồng Thần - Chim Tiên” cùng nhau ôm lấy bọc trăm trứng nhắc nhớ cho chúng ta về cội nguồn dân tộc, về nghĩa đồng bào.

Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ còn được tái hiện qua hai tiểu cảnh “Cha rồng đưa con xuống biển” tại đường hoa này. Trong thế giới tâm linh của người Việt, bộ tứ linh Long - Ly - Quy - Phượng tượng trưng cho vẻ đẹp hoàn mỹ, thế giới phẩm hạnh trọn vẹn và đặc biệt linh vật rồng đứng đầu là biểu tượng cho sự linh thiêng, điềm lành và sức mạnh quyền lực phi thường.

Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ còn được tái hiện qua hai tiểu cảnh “Cha rồng đưa con xuống biển” tại đường hoa này. Trong thế giới tâm linh của người Việt, bộ tứ linh Long - Ly - Quy - Phượng tượng trưng cho vẻ đẹp hoàn mỹ, thế giới phẩm hạnh trọn vẹn và đặc biệt linh vật rồng đứng đầu là biểu tượng cho sự linh thiêng, điềm lành và sức mạnh quyền lực phi thường.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiêm ngưỡng linh vật rồng oai dũng, “rồng Gen Z” ở TP.HCM