Chiến lược phát triển giáo dục TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

18/01/2024, 08:31
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

UBND TPHCM vừa có quyết định phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục thành phố từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó, 80% học sinh THPT có thể thông thạo giao tiếp, tiếp cận học tập bằng ngoại ngữ (tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ); 100% học sinh tốt nghiệp THPT có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản, 50% học sinh có trình độ tin học đạt chuẩn quốc tế.

Mỗi học sinh phổ thông biết chơi ít nhất một môn nghệ thuật, nhạc cụ và luyện tập ít nhất một môn thể thao.

Về đội ngũ giáo viên, thành phố sẽ xây dựng chính sách thu hút nhân tài, đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi vào làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, năng động, sáng tạo, có tư duy đổi mới và có tầm nhìn chiến lược.

Trong đó, 100% giáo viên mầm non tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, trên 85% giáo viên mầm non có trình độ cử nhân thuộc ngành giáo dục mầm non; 100% giáo viên tiểu học, THCS và THPT có trình độ cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên (hoặc tương đương) trở lên; 40% giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ chuyên ngành.

Về trình độ tin học, ngoại ngữ, 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng số từ cơ bản đến nâng cao; 80% giáo viên đạt chuẩn mức độ 2 khung năng lực số, đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số; 60% giáo viên thành thạo giao tiếp và tiếp cận học liệu bằng ngoại ngữ (tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ).

Tiết học của học sinh Trường tiểu học Lê Văn Việt (TP Thủ Đức).
Tiết học của học sinh Trường tiểu học Lê Văn Việt (TP Thủ Đức).

Về tầm nhìn đến năm 2045

TPHCM phấn đấu có 20% trường mầm non công lập đảm bảo điều kiện tự chủ, 10% trường hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế” và 80% trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia.

Tương tự, với giáo dục nghề nghiệp, đến năm 2045, thành phố đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao, trở thành địa phương phát triển hàng đầu về giáo dục nghề nghiệp trong nước, khu vực ASEAN và bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành nghề đào tạo.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/chien-luoc-phat-trien-giao-duc-tphcm-den-nam-2030-tam-nhin-den-nam-2045-post668990.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/chien-luoc-phat-trien-giao-duc-tphcm-den-nam-2030-tam-nhin-den-nam-2045-post668990.html
Bài liên quan
Đại học Quốc gia TPHCM công bố cấu trúc bài thi đánh giá năng lực năm 2025
Từ năm 2025, cấu trúc bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia (ĐHQG) TPHCM được điều chỉnh phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
  • Ươm mầm ước mơ cho trẻ vùng cao
    2 giờ trước Giáo dục
    Thầy Hà Cảnh Dinh (sinh năm 1993, dân tộc Thái), giáo viên, Tổng phụ trách Đội tại Trường Trung học cơ sở Hoàn Lãm (huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) đã có nhiều cống hiến góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn cho học sinh ở vùng khó.
  • Trắc nghiệm: Vị kem yêu thích tiết lộ gì về tính cách của bạn?
    3 giờ trước Horoscope
    Từ lâu, kem đã trở thành một trong những món tráng miệng được yêu thích nhất bởi hương vị đa dạng và cảm giác sảng khoái mà nó mang lại cho thực khách khi thưởng thức. Một lớp kem mịn màng, mát lạnh kết hợp cùng các loại trái cây, hạt ngũ cốc… có thể tạo nên sự hòa quyện hấp dẫn trong khoang miệng, làm thỏa mãn vị giác và kích thích cả các giác quan khác.
  • Chủ tịch Công đoàn trường tâm huyết, nhiều sáng tạo
    3 giờ trước Giáo dục
    Luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua và hoạt động trong nhà trường, đồng thời có nhiều sáng kiến, sáng tạo, chủ động và đổi mới trong hoạt động công đoàn, hết lòng vì quyền và lợi ích của đồng nghiệp, góp phần xây dựng tập thể sư phạm, Công đoàn nhà trường đoàn kết, vững mạnh… đó là những nhận xét của đồng nghiệp dành cho Nhà giáo Ưu tú Trần Văn Dũng - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường Trung học phổ thông Lê Hoàng Chiếu (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre).
  • Người mẹ thứ hai của những em nhỏ kém may mắn
    4 giờ trước Giáo dục
    Cô Đào Thị Huế luôn tâm niệm rằng, mỗi đứa trẻ bị khiếm khuyết vẫn còn có những khả năng riêng biệt. Điều quan trọng là gia đình, thầy cô có sự nhìn nhận và đặt kỳ vọng vào đúng với khả năng của trẻ để giúp trẻ phát triển và hòa nhập cộng đồng.
  • Ngày Nhà giáo Việt Nam: Nhiệt huyết đưa học sinh vươn tầm quốc tế
    4 giờ trước Giáo dục
    Nhiều năm qua, nhờ sự dạy dỗ tận tình của thầy giáo Nguyễn Bá Tư (sinh năm 1981), Trường Trung học phổ thông chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) đã có hàng chục học sinh đoạt giải cao môn Vật lý cấp tỉnh, quốc gia, quốc tế.
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiến lược phát triển giáo dục TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045