'Chợ đen' những loài bướm quý hiếm

Mỹ Anh | 13/08/2023, 14:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Việc sưu tập bướm đã bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước ở châu Âu và là một sở thích phổ biến vào những năm 1800.

Tại Nhật Bản, yêu cầu pháp lý duy nhất để nhập khẩu một loài bướm thuộc Phụ lục II của Cites như Ornithoptera croesus là giấy phép xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận tái xuất khẩu. Khi có giấy nhập khẩu, việc mua nó không phải là phạm pháp.

Tuy nhiên, các nhà chức trách trên toàn cầu phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc hạn chế buôn bán bất hợp pháp các loài được bảo vệ. Điều này là do khối lượng lớn khách du lịch và hành lý, kiến thức cần thiết của nhân viên thực thi pháp luật và việc làm giả giấy phép.

Ông Hase không đồng ý rằng việc săn bắt bướm là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm loài. Thay vào đó, ông chỉ ra sự biến mất của cây ký chủ mà bướm phụ thuộc vào.

Ông nói thêm, bướm bị chết theo cách này nhiều hơn là săn bắt, đồng thời cho biết “những người thực sự biết giá trị của những con bướm là những nhà sưu tập”.

Chợ đen những loài bướm quý hiếm - Ảnh 4.

Nhà làm phim tài liệu Arfan Sabran (phải) với thợ săn các loài bướm Joyo. Ảnh: CNA

Chợ đen những loài bướm quý hiếm - Ảnh 5.

Một con bướm Ornithoptera croesus cái. Ảnh: CNA

Một số giải pháp

Một số nhà khoa học không ủng hộ việc ngừng buôn bán, mà là ủng hộ việc sử dụng bền vững loài bướm.

Trong một nghiên cứu được công bố năm nay trên tạp chí Bảo tồn Sinh học, có tiêu đề “Một trong năm loài bướm được bán trực tuyến qua biên giới”, các nhà nghiên cứu cho biết việc thu thập hoặc nuôi bướm trong tự nhiên là bền vững nếu môi trường sống tự nhiên của chúng được bảo tồn.

Họ gợi ý, những người thu gom ở nông thôn có khả năng kiếm được mức lương trung bình tại địa phương bằng cách bán khoảng 3 mẫu vật mỗi ngày nếu họ giao dịch trực tiếp với người sưu tập, thay vì dựa vào trung gian.

Các tác giả của nghiên cứu đề xuất quy mô và mức độ buôn bán loài bướm toàn cầu nên được coi là một hoạt động khai thác tài nguyên bền vững, có mục tiêu, tiềm năng đáng kể trong việc thúc đẩy bảo tồn môi trường sống của chúng.

Trong một nghiên cứu khác, sau khi khảo sát 455 du khách đến Vườn quốc gia Bantimurung Bulusaraung, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, hoạt động buôn bán loài bướm khá lâu đời và phức tạp. Vì vậy các giải pháp đơn giản như cấm mọi hoạt động này không hề dễ dàng.

Họ đề xuất các kế hoạch quản lý kỹ lưỡng, như xác định các loài bướm cần được bảo vệ ngay lập tức và thông báo điều này cho du khách qua các thông báo, biểu ngữ và tài liệu. Các loài ưu tiên nên được trưng bày bằng hình ảnh để dễ nhận biết hơn, đồng thời nên sử dụng tên khoa học và tên địa phương của chúng.

Chợ đen những loài bướm quý hiếm - Ảnh 7.

Giám sát viên Jun Hase tại Hiệp hội Khoa học Bướm Nhật Bản. Ảnh: CNA

Trong khi đó, chuyên gia Djunijanti Peggie (Indonesia) tin rằng chăn nuôi tại các địa điểm sinh sản bán tự nhiên là một giải pháp để duy trì sự bền vững cho loài bướm Ornithoptera croesus. Bà đã tài trợ cho một ứng dụng có tên là Kupunesia để khuyến khích mọi người đóng góp dữ liệu về loài bướm.

“Là con người, chúng ta nên thấy rằng mình là một phần của tự nhiên và chúng ta cần chia sẻ thế giới với những sinh vật khác”, bà nói.

Theo CNA

Theo Giáo dục và Thời đại
https://giaoducthoidai.vn/cho-den-nhung-loai-buom-quy-hiem-post650101.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/cho-den-nhung-loai-buom-quy-hiem-post650101.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Chợ đen' những loài bướm quý hiếm