Chống gian lận thi cử: Kinh nghiệm đi liền với trách nhiệm

Hà Nguyên | 02/07/2022, 13:12
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

GD&TĐ -  Hai năm qua, dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng Kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn diễn ra an toàn, hạn chế tối đa vi phạm. Năm nay, trong bối cảnh bình thường mới, công nghệ hỗ trợ gian lận thi cử ngày càng tinh vi, đòi hỏi giám thị cần nhanh nhạy trong phát hiện, xử lý tình huống hợp tình hợp lý để không ảnh hưởng đến tâm lý thí sinh.

Vì vậy, theo vị hiệu trưởng, chọn thời điểm gần với Kỳ thi tốt nghiệp THPT để phối hợp với cơ quan công an tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018 cũng là để nhắc nhở giáo viên và học sinh thêm một lần nữa phải nắm vững quy chế thi, nghiêm túc và trung thực khi tham gia dự thi.

Chống gian lận thi cử: Kinh nghiệm đi liền với trách nhiệm ảnh 1

Cán bộ coi thi tại Đà Nẵng giúp thí sinh đối chiếu thông tin dự thi.

“Tiếp sức” cho cán bộ coi thi

Cùng với sự phát triển của công nghệ thì sự gian lận trong thi cử ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Giáo viên lớn tuổi, không rành về công nghệ hơn lớp trẻ nên nếu chỉ dựa vào kiến thức, kinh nghiệm, sẽ khó phát hiện những gian lận ngày càng hiện đại này. Vì vậy, thầy Nguyễn Đình Hòa - giáo viên Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) - cho rằng, trong tập huấn cho cán bộ làm công tác thi, cần có sự tham gia của cơ quan công an để chia sẻ về thông tin gian lận, nhất là công nghệ cao để giáo viên có cơ hội nhận diện và hình dung các thủ đoạn.

Thầy Nguyễn Đình Hòa nhấn mạnh: Ngoài những quy định về không được mang thiết bị công nghệ vào khu vực thi, cần thêm những chính sách pháp luật khác. “Chẳng hạn, học sinh gian lận bị hủy kết quả và cấm thi 1 năm. Người hỗ trợ, tổ chức gian lận cần có hình phạt nặng, thậm chí xử lý hình sự”.

Cô Nguyễn Thị Minh Huệ - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền (Đà Nẵng) - cho biết: Ngoài tiêu chí như không có người thân tham gia thi (con, em) thì yếu tố sức khỏe và trách nhiệm với công việc cũng được xem là căn cứ để lập danh sách cử giáo viên làm cán bộ thi. Với những giáo viên tập sự, nhà trường thường không đưa vào danh sách tham gia công tác chấm thi để gửi về sở GD&ĐT.

“Thiết bị công nghệ, dù hiện đại đến đâu cũng chỉ là công cụ hỗ trợ, con người vẫn là chính. Nếu cán bộ coi thi chuyên tâm vào nhiệm vụ sẽ dễ dàng phát hiện những thí sinh có biểu hiện gian lận. Các em ở độ tuổi mới lớn, khi gian lận trong thi cử sẽ có nhiều biểu hiện bất thường từ cử chỉ, thái độ... Khi thi tôi chú ý nhất vào ánh mắt và thái độ của học sinh” – thầy Nguyễn Đình Hòa, giáo viên Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) chia sẻ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/chong-gian-lan-thi-cu-kinh-nghiem-di-lien-voi-trach-nhiem-post599156.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/chong-gian-lan-thi-cu-kinh-nghiem-di-lien-voi-trach-nhiem-post599156.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chống gian lận thi cử: Kinh nghiệm đi liền với trách nhiệm