- Khi người hút thuốc lá thụ động như vợ, mẹ bị ung thư phổi và người thân có hút thuốc lá thì người này cũng cần được tầm soát bằng CT phổi liều thấp.
- Người có người thân trực hệ bị ung thư phổi cũng cần phải tầm soát. Vì khoảng 8% tổng số ca ung thư phổi có liên quan đến yếu tố di truyền.
Ung thư phổi liên quan rõ ràng đến hút thuốc lá chủ động và thụ động
Theo bác sĩ Đức các tổn thương phổi trên các đối tượng nguy cơ thường phát triển rất nhanh. Khi tổn thương chưa hình thành u rõ và ngoài khả năng sinh thiết thì cần phải đánh giá lại bằng chụp CT phổi liều thấp trong vòng 3 tháng chứ không phải là 6 tháng hay 1 năm.
"Các tổn thương kính mờ khu trú thường sẽ tạo khối và dạng u rất nhanh trong khoảng 3 tháng – 12 tháng và chậm nhất là 1-2 năm. Do đó khi có tổn thương kính mờ trên các đối tượng nguy cơ lại càng phải theo dõi chặt chẽ" –BS Đức nói.
Vì vậy, bỏ thuốc lá không những tốt cho sức khỏe của chính người hút mà còn là biện pháp hữu hiệu bảo vệ người thân, gia đình và cộng đồng. Nếu hút thuốc lá thì tuyệt đối không hút thuốc lá nơi đông người, chỗ công cộng, không đứng gần người già, phụ nữ, trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương do khói thuốc lá, BS Đức khuyến cáo.
Hình ảnh tổn thương do ung thư phổi
Ung thư phổi biểu hiện như thế nào? Theo các chuyên gia y tế, ung thư phổi giai đoạn đầu thường không gây triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh tiến triển nặng, tùy thuốc vào vị trí, kích thước, độ xâm lấn của khối u mà xuất hiện dấu hiệu cụ thể như: - Ho kéo dài: Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp thông thường. Tuy nhiên với ung thư phổi, tình trạng ho diễn ra trong thời gian dài, liên tục khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. - Ho ra máu: Đây cũng là triệu chứng điển hình của ung thư phổi. Khó thở hoặc thở khò khè: Người bệnh ung thư phổi thường gặp khó khăn khi thở: khó thở hoặc thở khò khè. Vì thế người bệnh cần đi khám ngay khi có biểu hiện này để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. - Đau ngực: Thành ngực có rất nhiều sợi thần kinh kết nối với nhau, do đó khi khối ung thư phổi xâm lấn vào ngực hoặc cột sống sẽ gây ra đau tức ngực. Cơn đau có thể nặng hơn về buổi tối, khi thở sâu, ho, hắt xì hoặc cười thì rất đáng lưu ý. - Mệt mỏi, gầy sút cân: Nếu không áp dụng bất cứ biện pháp giảm cân nào mà cân nặng vẫn thay đổi thì bạn nên lưu ý vì nó có thể là dấu hiệu mắc bệnh ung thư. |