Hướng dẫn viên du lịch kể chuyện về cây lim hiến thân
Nhiều giả thiết sau đó đã được đưa ra, trong đó các nhà khoa học lâm nghiệp và tâm linh tính toán có thể tuổi cây lim trùng với tuổi của vua Lê Lợi, hoặc trùng với thời điểm khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, hay là trùng với tuổi ông lên ngôi hoàng đế.
Vì thế, khi đưa vào công trình, cây lim được định vị là cây cột cái, nằm trong hậu điện (nơi nghỉ ngơi của vua trước đây), là chốn cung cấm linh thiêng nhất với vị trí đắc địa nhất. Khi dựng 138 cột trong chính điện, cột cái cũng được dựng lên đầu tiên. Cây cột này đứng gần long sàng, nơi ngủ của đức vua Lê Lợi giống như đứng canh giấc ngủ cho vua vậy.
Lam Kinh là điểm du lịch tâm linh của Thanh Hóa, hàng năm đón hàng vạn lượt du khách tới tham quan, vãn cảnh
Cũng theo bà Thức, một điều kỳ lạ hơn nữa, tại vị trí cây lim "hiến thân" đã sống khoảng 600 năm, Ban quản lý Khu di tích lịch sử Lam Kinh đã có nhiều lần trồng vào đó cây lim nhỏ để thay thế. Tuy nhiên, không có cây lim nào sống được. "Khu vực này là rừng lim đã lâu đời. Lim là một loại cây dễ sống, những cây lim ở đây thường tự mọc lên và phát triển. Thế nhưng không hiểu sao, tại vị trí cây lim "hiến thân" lại không có cây lim nào phát triển được" - bà Thức kể.