Bác sĩ Phùng Hưng cho biết, "Nhiều người cho rằng, việc xuất hiện các triệu chứng về đường hô hấp như ho, đờm lẫn máu, đau tức ngực... là dấu hiệu cảnh báo phổi có vấn đề. Tuy nhiên, ung thư phổi rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu nếu không chụp CT ngực."
Chính vì điều này mà nhiều bệnh nhân chỉ có thể phát hiện ung thư phổi khi có nhiều triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, đến thời điểm đó, bệnh đã phát triển đến giai đoạn giữa hoặc cuối. Không chỉ việc điều trị phức tạp, tốn kém mà hiệu quả cũng giảm đi rất nhiều.
Bác sĩ cũng thông tin thêm, hầu hết bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu đều được phát hiện khi khám sức khoẻ định kỳ và có được kết quả điều trị khả quan sau phẫu thuật. Không những loại bỏ chính xác tổn thương mà chức năng phổi cũng được tối đa hoá, chất lượng sức khoẻ sau phẫu thuật được nâng cao.
1. Tránh xa các yếu tố rủi ro
Người trẻ mắc ung thư phổi không phải điều hiếm gặp. Những thói quen sinh hoạt không tốt như hút thuốc, thường xuyên căng thẳng, tiếp xúc hàng ngày với hoá chất, ô nhiễm môi trường... đều là những tác nhân gây ung thư phổi.
Người hút thuốc cần sớm bỏ, người không hút thuốc cần tránh hút thuốc lá thụ động. Những người thường xuyên phải nấu nướng cần chú ý bật máy hút mùi trong bếp, tránh hít phải quá nhiều khói dầu.
2. Không thường xuyên nóng giận
Có một mối quan hệ khá lớn giữa cảm xúc hằng ngày và ung thư. Cần học cách quản lý cảm xúc bản thân trong cuộc sống, giảm áp lực, bớt nóng giận, đừng để bản thân chìm trong cảm xúc tiêu cực thời gian dài.
3. Cải thiện khả năng miễn dịch
Chú ý duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen sống tích cực. Điều này có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật. Đồng thời nên tập thể dục đều đặn. Điều này rất hữu ích cho việc cải thiện khả năng miễn dịch.
4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều trị tích cực
Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa và điều trị là khám sức khoẻ định kỳ. Đặc biệt với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi, những người bị ho nhiều lần kéo dài hơn ba tháng, những người hút thuốc và thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc thụ động, với các loại khí và chất độc hại. như khói dầu, khí gas lâu ngày nên đặc biệt chú ý khám phổi định kỳ.
Nguồn: Newqq