Có gì bên trong căn hầm đặc biệt, nơi bắt sống tướng Đờ Cát 70 năm trước, gây "chấn động địa cầu"?
Theo Phong Thanh•05/05/2024 18:13
Hầm Đờ Cát dài 20m, rộng 8m, gồm bốn gian hầm, là nơi làm việc và nghỉ ngơi của tướng Đờ Cát cùng bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Video: Hàng nghìn người tham quan Hầm Đờ Cát.
Trong dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát (De Castries) thu hút hàng nghìn người tham quan trải nghiệm mỗi ngày.
Nóc hầm lợp bằng các tấm ghi thép hình vòm, bên dưới là những bao cát xếp chồng lên nhau có khả năng chống chịu được nhiều loại hỏa lực khác nhau. Ngày nay du khách có thể nhìn thấy mái vòm sắt và các bao cát trên nóc hầm. Trước đây có một đường hào có mái che nối liền hầm tướng Đờ Cát với lô cốt trên đồi A1. Quân Pháp đã dùng các bao cát và ván gỗ để dựng nên đường hào này.
Hầm Đờ Cát tọa lạc ở vị trí trung tâm của "lòng chảo" căn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, cách đồi A1 chừng 1,5km về hướng Tây Bắc. Hầm Đờ Cát là một trong trong 23 di tích lịch sử đặc biệt của quốc gia
Tại căn hầm này, tướng Đờ Cát đã tiếp đón nhiều quan chức cấp cao như Thủ tướng Pháp Joseph Laniel, Tổng thống Mỹ cũng như các nhà báo quốc tế.
Hầm được thiết kế xây dựng bằng bê tông cốt thép, bên dưới là những bao cát xếp chồng lên nhau. Vì là hầm của tướng chỉ huy nên nơi đây được xây dựng rất kiên cố, vững chắc.
Hầm Đờ Cát được bảo vệ bằng tất cả các vũ khí phương tiện chiến tranh hiện đại nhất lúc bấy giờ. Xung quanh căn hầm được bố trí 4 chiếc xe tăng phòng thủ, nhằm bảo vệ một cách tối đa cho cơ quan chỉ huy - Ảnh: VTV
Cách đây 70 năm, ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát (De Castries), báo hiệu chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Đây là kết quả của 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, sáng tạo của quân và dân ta.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
(GDTĐ) - Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 chuyên Tiếng Anh của trường THPT chuyên Đại học Sư phạm là 70 học sinh, nhận hơn 1.600 hồ sơ, khiến tỷ lệ chọi lên tới 1 trên 22,9.
(GDTĐ) - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) vừa công bố mô hình đào tạo cử nhân chuẩn quốc tế, rút ngắn thời gian học xuống còn 2,5 - 3 năm, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia, theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Khác quê, khác họ, đỗ đạt cũng khác khoa, nhưng Văn Đức Giai và Lê Đình Diên được xem là hai vị Tiến sĩ triều Nguyễn có nhiều nét tương đồng: Khí phách, yêu nước.
(GDTĐ) - Mùa tuyển sinh lớp 6 năm học 2025–2026 tại Hà Nội đang bước vào giai đoạn cao điểm, với nhiều trường chất lượng cao tổ chức đánh giá năng lực từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6.
Ngày 13/5, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức công bố danh sách các sản phẩm, giải pháp, sáng kiến khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tiêu biểu đã được đánh giá, thẩm định và lựa chọn để đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn.
Năm học 2025–2026, trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội) điều chỉnh phương thức tuyển sinh lớp 6, không còn xét sơ tuyển học bạ như các năm trước mà chuyển hoàn toàn sang đánh giá năng lực qua ba môn học.
(GDTĐ) - Mỗi mùa tuyển sinh, cuộc đua vào trường chuyên, lớp chọn lại nóng hơn bao giờ hết. Nhiều phụ huynh sẵn sàng đầu tư tiền bạc, thời gian, công sức để mong con vào được “lớp tinh hoa”. Nhưng liệu môi trường học tập “cao cấp” này có thực sự phù hợp và cần thiết cho học sinh ngay từ lớp 6?
Dù số lượng thí sinh đăng ký giảm và chỉ tiêu tăng so với năm trước, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội vẫn được nhận định là đầy thử thách, đặc biệt ở các trường có sức hút lớn.
(GDTĐ) - Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 chuyên Tiếng Anh của trường THPT chuyên Đại học Sư phạm là 70 học sinh, nhận hơn 1.600 hồ sơ, khiến tỷ lệ chọi lên tới 1 trên 22,9.