GDTĐ - Cờ vua là môn thể thao trí tuệ xuất phát từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, lúc này cờ vua chỉ phát triển ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn trong giới trí thức, công chức, học sinh. Các hoạt động chơi cờ vua lúc này chỉ mang tính tự phát và phong trào, chưa có hệ thống thi đấu quy củ, bài bản.
Giai đoạn khởi đầu (trước năm 1975)
Vào đầu thế kỷ XX thông qua các kênh giao lưu văn hoá từ Pháp thuôc, cờ vua đã du nhập vào Việt Nam. Trong giai đoạn này, cờ vua vẫn là một hoạt động mang tính phong trào, không có hệ thống đào tạo bài bản hay tổ chức chuyên nghiệp. Các trận đấu chủ yếu diễn ra tại các câu lạc bộ tư nhân, quán cà phê, hoặc trong môi trường học đường.
Tuy nhiên, dù chưa có tính hệ thống, nhiều người chơi cờ ở giai đoạn này đã góp phần đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển của cờ vua trong nước.
Giai đoạn thống nhất đất nước và hình thành tổ chức (1975–1990)
Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, cờ vua bắt đầu được quan tâm như một môn thể thao trí tuệ có tiềm năng phát triển dài hạn. Cùng với xu hướng phát triển thể thao trong cả nước, chính phủ bắt đầu khuyến khích và hỗ trợ việc tổ chức các giải đấu, các lớp đào tạo năng khiếu và đưa cờ vua vào sinh hoạt văn hóa – thể thao tại các địa phương.
Cột mốc quan trọng trong giai đoạn này là sự ra đời của Liên đoàn Cờ Việt Nam vào năm 1980 – một bước ngoặt đánh dấu sự chính thức hóa và chuyên nghiệp hóa hoạt động cờ vua trong nước. Từ đây, cờ vua không còn chỉ là một trò chơi trí tuệ đơn thuần mà bắt đầu được nhìn nhận như một bộ môn thể thao có hệ thống quản lý, tuyển chọn, huấn luyện và thi đấu.
Giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế (1990–2010)
Từ thập niên 1990, Việt Nam chính thức đưa các đội tuyển cờ vua quốc gia tham dự các giải đấu khu vực và quốc tế như: Giải vô địch cờ vua Đông Nam Á, châu Á, Thế giới trẻ và đặc biệt là Olympiad cờ vua – đấu trường danh giá nhất thế giới.
Những thành tích ban đầu tại các giải trẻ quốc tế như chức vô địch U10 thế giới của Nguyễn Ngọc Trường Sơn (2000), hay sự vươn lên thần tốc của Lê Quang Liêm từ cuối thập niên 2000 đã đánh dấu sự trưởng thành của cờ vua Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Trong nước, hệ thống giải đấu bắt đầu được chuẩn hóa và phân cấp rõ ràng: giải vô địch quốc gia, giải trẻ toàn quốc và các giải khu vực, giải học sinh, sinh viên. Cũng trong giai đoạn này, nhiều địa phương như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ đầu tư mạnh cho các lớp đào tạo năng khiếu, hình thành nên thế hệ kỳ thủ kế cận vững chắc. Đi đầu là thủ đô Hà Nội - được cho là “cái nôi” của nền cờ vua Việt Nam.
Giai đoạn khẳng định vị thế khu vực và vươn ra thế giới (2010 – nay)
Từ sau năm 2010, cờ vua Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Một loạt thành tích quốc tế vang dội được ghi nhận:
* Kỷ lục của cờ vua Việt Nam:
1. Đào Thiên Hải: là đại kiện tướng đầu tiên của Việt Nam và là kì thủ Việt Nam đầu tiên vô địch một giải thế giới (giải trẻ U16 thế giới).
2. Nguyễn Ngọc Trường Sơn: (sinh 28 tháng 2 năm 1990) hiện đang sống ở thành phố Rạch Giá, Kiên Giang là một đại kiện tướng cờ vua hàng đầu của Việt Nam. Theo xếp hạng hiện tại của FIDE, anh là kì thủ số 2 của Việt Nam. Năm 2000 giành được huy chương vàng vô địch cờ vua thế giới lứa tuổi U10 tại Tây Ban Nha.
Năm 2004, Sơn trở thành đại kiện tướng cờ vua khi mới 14 tuổi 10 tháng và là một trong số ít các kì thủ đạt được danh hiệu đại kiện tướng khi chưa tới 15 tuổi.
3. Lê Quang Liêm: (sinh ngày 13 tháng 3 năm 1991) Trong bảng xếp hạng hiện tại của FIDE, Liêm là kỳ thủ có hệ số Elo cao nhất Việt Anh là nhà đương kim vô địch thế giới nội dung cờ chớp. Anh đoạt ngôi quán quân giải vô địch cờ vua thế giới lứa tuổi dưới 14 vào năm 2005, 2 lần huy chương bạc giải cờ vua trẻ thế giới lứa tuổi 10 và 12 (năm 2001 và 2003), huy chương vàng giải vô địch cờ vua châu Á lứa tuổi dưới 16 năm 2006. Ngoài ra, Lê Quang Liêm còn đoạt một số huy chương vàng ở cấp khu vực Đông Nam Á. Sau thành tích thi đấu xuất sắc tại giải Olympiad cờ vua thế giới năm 2006 tổ chức tại Ý thắng 5 đại kiện tướng quốc tế, hòa 3 đại kiện tướng quốc tế khác, Liêm được đặc cách phong lên đại kiện tướng quốc tế.
4. Nguyễn Anh Khôi (sinh 2002) là một vận đông viên cờ vua Việt Nam, vô địch thế giới lứa tuổi U10 (không quá 10 tuổi) năm 2012 với số điểm tuyệt đối 11 điểm / 11 ván.
5. Nguyễn Lê Cẩm Hiền (sinh 2007) vô địch thế giới lứa tuổi U8 năm 2015, đã trở thành kỳ thủ thứ ba của Việt Nam sau Trường Sơn (năm 1999) và Nguyễn Anh Khôi (năm 2012, 2014) có được danh hiệu vô địch thế giới lứa tuổi trẻ.