Trồng người

Con bơi thành thạo nhưng mỗi lần xuống nước, mẹ bất an gấp trăm lần: Dạy bơi sớm có tác dụng phụ không ngờ tới?

An Chi, 14/07/2024 14:50

"Nhìn con thì mình cũng hiểu được phần nào lý do vì sao trong thực tế, phần lớn trường hợp đuối nước nạn nhân thường là người biết bơi", người mẹ này viết.

Dạy con biết bơi từ nhỏ là một trong những mục tiêu mà rất nhiều ông bố, bà mẹ thời nay đặt ra. Họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để đầu tư cho con đi học bơi từ sớm. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi bơi là một trong số những kỹ năng cần thiết mà trẻ nên được học.

Cùng suy nghĩ như vậy, người mẹ trong câu chuyện dưới đây cho con đi học bơi từ rất sớm. Tuy nhiên, chị không ngờ rằng mình lại gặp phải trường hợp này. Đó là từ khi con bơi thành thạo, bé không hề sợ nước nữa, cứ thấy nước là lao vào, không kể chỗ nông hay sâu. Điều này khiến chị quá lo lắng, phải canh chừng con, thậm chí bất an gấp trăm lần khi con chưa biết bơi.

Con bơi thành thạo nhưng mỗi lần xuống nước, mẹ bất an gấp trăm lần: Dạy bơi sớm có tác dụng phụ không ngờ tới? - Ảnh 1.

"Bơi là một kỹ năng mình yêu cầu con bắt buộc phải học để giúp con bảo toàn tính mạng trong những trường hợp nguy cấp. Nhưng mình hoàn toàn không nghĩ đến điều đó lại phản tác dụng theo một cách không ngờ tới.

Ngày trước khi chưa biết bơi, con nhát và sợ nước. Đi bơi chỉ xuống bể cạn, tắm biển cũng chỉ dám đứng ở mực nước ngang đầu gối và nhất định phải có ông bà hay bố mẹ ở gần.

Nhưng từ ngày biết bơi, đi tắm biển con có thể chạy ra xa nơi nước ngập ngang cổ, sóng biển đánh vụt qua đầu con cũng không sợ.

Con bơi thành thạo nhưng mỗi lần xuống nước, mẹ bất an gấp trăm lần: Dạy bơi sớm có tác dụng phụ không ngờ tới? - Ảnh 2.

Cũng chẳng cần nhìn bố mẹ ở đâu, hứng lên là lao ra biển chẳng màng xem nước đó sâu hay cạn.

Khi đi bể bơi thì mình cũng hướng dẫn con nhìn biển báo để biết độ sâu của bể so với chiều cao của con. Nhưng nhìn con bây giờ rõ ràng là không biết sợ.

Nhìn con thì mình cũng hiểu được phần nào lý do vì sao trong thực tế, phần lớn trường hợp đuối nước nạn nhân thường là người biết bơi. Vấn đề ở đây không chỉ là kĩ năng bơi lội mà còn là sự chủ quan. Vì vậy, từ ngày con biết bơi, khi đi bơi mình theo dõi con sát sao hơn trước. Đặc biệt tắm biển vẫn phải đo phao. Đồng thời dạy con những nguy cơ như cát lún, xoáy nước, vùng trũng bất ngờ và yêu cầu con luôn tắm ở khu vực gần trạm cứu hộ.

Nhưng mình cảm nhận được, con chưa hiểu rõ những nguy cơ mình nói và sự chủ quan vẫn rất rõ ràng. Tính ra biết bơi rồi mình thấy nguy cơ con gặp rủi ro còn cao hơn bình thường. Các bố mẹ có kinh nghiệm gì xử lý mấy vấn đề này không thì cho mình học hỏi với chứ từ hồi con biết bơi tới giờ, thấy con xuống nước mà mình bất an sợ hãi hơn gấp mấy lần", người mẹ tâm sự.

Con bơi thành thạo nhưng mỗi lần xuống nước, mẹ bất an gấp trăm lần: Dạy bơi sớm có tác dụng phụ không ngờ tới? - Ảnh 3.

Theo dõi câu chuyện của người mẹ, nhiều ý kiến trái chiều nổ ra. Hóa ra đây là nỗi lo chung của bất cứ người mẹ nào có con đi bơi. Một số người cho rằng học bơi không chỉ là biết bơi, mà còn phải học cách sinh tồn dưới nước, biết được đâu là vùng an toàn. Một số khác thì cho rằng dù con biết bơi hay không vẫn phải có sự canh chừng của người lớn.

Con bơi thành thạo nhưng mỗi lần xuống nước, mẹ bất an gấp trăm lần: Dạy bơi sớm có tác dụng phụ không ngờ tới? - Ảnh 4.
Con bơi thành thạo nhưng mỗi lần xuống nước, mẹ bất an gấp trăm lần: Dạy bơi sớm có tác dụng phụ không ngờ tới? - Ảnh 5.
Con bơi thành thạo nhưng mỗi lần xuống nước, mẹ bất an gấp trăm lần: Dạy bơi sớm có tác dụng phụ không ngờ tới? - Ảnh 6.

Những chia sẻ từ các phụ huynh khác.

Nhiều phụ huynh chia sẻ họ cho con đi học bơi sinh tồn. Sau đó dạy con về những nơi nào được phép và không được phép bơi. Dù có biết bơi hay không, con cần phải ưu tiên an toàn lên hàng đầu, mà kiến thức này cần được ba mẹ và thầy cô hướng dẫn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Con bơi thành thạo nhưng mỗi lần xuống nước, mẹ bất an gấp trăm lần: Dạy bơi sớm có tác dụng phụ không ngờ tới?