7. Cha mẹ không dám từ chối mọi yêu cầu của con
Nhiều bố mẹ thể hiện tình yêu thương con cái bằng cách luôn đáp ứng mọi nguyện vọng của trẻ, bất chấp việc đó có đi ngược lại nguyên tắc chi tiêu của mình và thậm chí làm rối loạn hạn mức chi tiêu dự tính.
Thói quen này vô tình khiến trẻ lớn lên trở thành một người luôn đòi hỏi phải được thỏa mãn ngay lập tức. Để tránh tình trạng này, bạn nên giúp trẻ phân biệt được giữa "mong muốn" và "cần thiết", để trẻ có thể kiềm chế thói quen muốn mua thứ này thứ kia, biết lúc nào thì nên tiết kiệm tiền bạc.
8. Cha mẹ cho trẻ thấy mình phải chật vật vì tiền
Việc liên tục than vãn về chuyện tiền bạc với con cái đôi khi sẽ tạo ra áp lực cho trẻ. Khi cha mẹ làm vậy, trẻ sẽ hình thành tâm lý sợ hãi cuộc sống trưởng thành. Thậm chí, trẻ sẽ coi tiền là gánh nặng và là mục tiêu số một trong cuộc sống sau này.
Việc liên tục than vãn về chuyện tiền bạc đôi khi sẽ tạo ra áp lực cho trẻ. Ảnh minh họa
9. Cha mẹ sống lãng phí
Có lẽ họ sống như bồi thường cho những gì họ cảm thấy bị tước đoạt thời trẻ hoặc họ không muốn kém người khác. Bạn vì thế cũng sống lãng phí hơn nhu cầu thực tế và vượt quá khả năng của mình. Dù bạn cố không đi vào vết xe đổ của cha mẹ nhưng việc đó vẫn xảy ra. Lớn lên trong một gia đình mà mọi người sống xa hoa, sẽ rất khó để bạn chấp nhận một cuộc sống tiết kiệm.
Giải pháp: Nếu bạn không thể tự đi xa khỏi môi trường cám dỗ chi tiêu thì bạn cần phải đặt ra những ràng buộc cho bản thân: thiết lập khoản tiết kiệm tự động, không chi tiêu bằng thẻ tín dụng kiểu tiêu trước trả tiền sau.
10. Cha mẹ cùng con "nói dối" về tiền bạc
Theo điều tra, có đến 31% người trưởng thành thường nói dối bạn đời về tiền bạc. Thêm vào đó, khi bạn "kết hợp" với con để thực hiện lời nói dối này, chẳng hạn như "Đây là bí mật nhỏ của hai mẹ con mình nhé", "Con đừng nói cho bố biết nhé"…, trẻ sẽ cho rằng bản thân mình cũng không cần thiết phải trung thực trong chuyện tiền bạc sau này.
Đa số quan niệm về tiền của con người đều học được từ bố mẹ khi còn nhỏ. Vì vậy, nếu bố mẹ có biểu hiện không thành thực thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quan niệm của trẻ về sau.
11. Mẹ sống phụ thuộc
Dù bà kết hôn với một hay hai chồng, mẹ bạn đều được chồng chu cấp và không phải lo về tài chính (ít nhất là bạn nhận thấy thế). Và bạn cũng mong chờ một chàng bạch mã hoàng tử hỗ trợ tài chính cho mình. "Tại sao bạn phải đấu tranh kiếm sống nếu mẹ bạn không phải làm như vậy?" - câu hỏi tiềm thức này thường dẫn đến sự trì hoãn và hành vi vô trách nhiệm với tài chính.
Giải pháp: Hãy tỉnh giấc để chấm dứt câu chuyện cổ tích này. Đừng chờ người khác cứu mình mà hãy cứu lấy chính mình. Kết quả cuối cùng sẽ khiến bạn hài lòng hơn và bạn có thể tự hào là hình mẫu độc lập về tài chính, là cảm hứng cho con cái của bạn và những người khác.
12. Lời nói, hành vi của cha mẹ không thống nhất
Gần như chuyện gì trẻ cũng mô phỏng từ người thân. Nếu bố mẹ nói một đằng nhưng làm một nẻo thì khó mà khiến trẻ nuôi dưỡng được thói quen tốt.
Ví dụ, bố mẹ đặt ra dự toán chi tiêu trong tháng nhưng không thực hiện, hoặc bố mẹ dạy con phải tiết kiệm tiền nhưng bản thân lại thường "vung tay quá trán"… Những điều này khiến trẻ cảm thấy sự giáo dục của bố mẹ không hề quan trọng.
13. Cha mẹ ly dị
Đây là một thực tế không may cho rất nhiều gia đình và là một nguyên nhân lớn cho tất cả các loại vấn đề tâm lý ở con cái, bao gồm cả những quyết định tài chính sai lầm.
Người con quyết tâm sống hạnh phúc mãi mãi, bằng cách kết hôn sớm, mua nhà sớm, sống trên khả năng của mình, dẫn đến mắc nợ, căng thẳng về tài chính - và cuối cùng dẫn đến ly hôn. Chu kỳ luẩn quẩn vẫn tiếp tục.
Giải pháp: Hãy cam kết luôn độc lập về tài chính ngay cả khi bạn kết hôn. Điều này có nghĩa là phải duy trì các tài khoản riêng của bạn để chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư, coi đó là một ưu tiên trong hôn nhân của bạn, để đóng góp vào tài khoản tiết kiệm dành cho hưu trí càng nhiều càng tốt.
14. Cha mẹ không dạy con biết dành dụm cho lúc nguy cấp
Đây là một sai lầm lớn của bố mẹ. Đừng cho rằng trẻ còn nhỏ thì dù có việc gấp cũng sẽ do bố mẹ chi tiền. Thực ra, khi trẻ đã được khoảng 4 tuổi trở lên, bạn nên dạy trẻ những nguyên tắc sử dụng tiền và tiết kiệm tiền.
Chẳng hạn, bạn có thể hướng dẫn trẻ mỗi tháng để dành một số tiền nhỏ để giúp đỡ các bạn nghèo khó, mua quyển sách tô màu mới hay thậm chí lúc đói bụng đột xuất, trẻ vẫn có tiền dành dụm để tự mua chiếc bánh cho mình…