Công bố báo cáo phân tích ngành Giáo dục Việt Nam 2011 – 2020

Hà An | 08/08/2022, 17:09
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ngày 8/8 tại Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với UNESCO Hà Nội tổ chức Hội thảo Công bố báo cáo Phân tích ngành Giáo dục Việt Nam 2011-2020 với hơn 100 đại biểu tham dự trực tiếp và gần 500 đại biểu tham dự trực tuyến.

Công bố báo cáo phân tích ngành Giáo dục Việt Nam 2011 – 2020  ảnh 2

Đại biểu tham luận tại phiên hội thảo

GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá cao kết quả nghiên cứu. GS Lộc cho rằng: Báo cáo đã lượng hóa được một số khía cạnh, một số vấn đề quý giá, làm căn cứ để đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề cấp thiết trong thời gian tới. Tuy nhiên báo cáo cũng cần đề cập tới những câu chuyện mà không con số nào thể hiện được, đó là niềm tin, tinh thần tự học, hiếu học giờ lại biến tướng thành mua bán bằng cấp...

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến đề cập đến những vấn đề giáo dục Việt Nam cần cải thiện trong thời gian tới. Ông góp ý với nhóm tác giả với hai vấn đề: Một là Giáo dục Việt Nam đã trên hành trình thực hiện giai đoạn 2011 – 2020; Hai là nhiệm vụ của nhà hoạch định chính sách phải nhận dạng được trong thời gian tới, những vấn đề cần cải thiện và những vấn đề cần ưu tiên.

Tiếp theo đó, phiên thứ hai của hội thảo là các trao đổi và thảo luận của đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học, Sở Giáo dục và Đào tạo, trường đại học và tổ chức Quốc tế về Báo cáo Phân tích ngành Giáo dục việt Nam 2011 – 2020 với sự đồng chủ trì của Viện trưởng Lê Anh Vinh và Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Các đại biểu tham dự hội thảo đánh giá cao các số liệu trong báo cáo. Các chuyên gia cho rằng giáo dục Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung muốn phát triển phải cải thiện cơ chế quản lý vĩ mô, cơ chế tài chính ngân sách, cơ chế nguồn nhân lực…

Báo cáo Phân tích ngành Giáo dục Việt Nam 2011 – 2020, có nội dung chính các phân tích Tiếp cận, Công bằng và Chất lượng giáo dục của hệ thống giáo dục, đồng thời tập trung phân tích hai chủ đề khác là Quản lý nhân lực và Tài chính giáo dục... Cấu trúc gồm 7 chương: Chương 1 phân tích bối cảnh tác động đến giáo dục; Chương 2 đánh giá thực trạng tiếp cận và công bằng giáo dục; Chương 3 phân tích chất lượng giáo dục mầm non và phổ thông; Chương 4 tập trung thảo luận về mô hình phát triển giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời; Chương 5 phân tích vấn đề cơ bản về giáo dục đại học; Chương 6 bàn về các vấn đề quản lý giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; và Chương 7 tập trung vào một số khía cạnh tài chính trong giáo dục.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/cong-bo-bao-cao-phan-tich-nganh-giao-duc-viet-nam-2011-2020-post603652.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/cong-bo-bao-cao-phan-tich-nganh-giao-duc-viet-nam-2011-2020-post603652.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công bố báo cáo phân tích ngành Giáo dục Việt Nam 2011 – 2020