3. Học phí
Nhìn chung, chi phí đào tạo một học viên phi công cơ bản tại trường Bay Việt khoảng 1,8 tỷ đồng trong khoảng thời gian 18-20 tháng. Chương trình đào tạo được chia làm 3 giai đoạn bao gồm huấn luyện lý thuyết ATP (Airline Transport Pilot Theory - Lý thuyết phi công vận tải hàng không) dài 24 tuần (trong nước), huấn luyện bay dài 44 - 52 tuần (ở Mỹ, Australia, New Zealand, châu Âu) và huấn luyện phối hợp tổ bay MCC (Multi Crew Cooperation) dài 3 tuần (trong nước).
Trong đó, giai đoạn huấn luyện bay ở nước ngoài chiếm nhiều chi phí nhất khoảng 1,3 - 1,6 tỷ đồng. Học phí của giai đoạn huấn luyện lý thuyết là 134 triệu đồng còn huấn luyện phối hợp tổ bay từ 99 triệu đồng. Tuy nhiên trong trường hợp quá trình học không suôn sẻ, học viên phải học lại thì mức học phí sẽ còn tăng thêm nữa.
Một số học viên cho biết phải đóng thêm hơn 10% học phí dự kiến cho thời gian huấn luyện bay bổ sung. Việc huấn luyện sau cơ bản diễn ra tại các hãng hàng không với chi phí không dưới 1,5 tỷ đồng/người. Cộng thêm các chi phí đi lại, ăn ở, huấn luyện thêm trong thời gian học bay tại nước ngoài, một học viên sẽ cần đầu tư khoảng 4 tỷ đồng để trở thành phi công dân dụng.
Hiện nay, mức học phí du học ở các trường đại học tư thục tại Mỹ khoảng 1,1 tỷ đồng, và tổng 4 năm là khoảng khoảng 4,6 tỷ đồng.
- Không được uống nước trong chuyến bay: Phi công không được sử dụng các chất lỏng, vì nếu chúng lỡ đổ ra các bộ máy điều khiển thì có thể dẫn đến một số sự cố ngoài ý muốn.
- Không được trò chuyện ở độ cao thấp hơn 3.050m: Hầu hết các tai nạn máy bay đều xảy ra dưới độ cao này, đó là lý do tại sao "quy tắc buồng lái vô trùng" (Sterile Cockpit Rule) xuất hiện. Quy tắc này cấm các phi công làm bất kỳ điều gì khác ngoài việc điều khiển máy bay cho đến khi chúng đạt độ cao lớn hơn, trong đó bao gồm cả việc nói chuyện.
- Không được sử dụng các thiết bị điện tử: Có quy định phải tắt tất cả các thiết bị điện tử hoặc chuyển chúng sang chế độ máy bay khi đang trong khoang hành khách. Điều này cũng bắt buộc đối với phi công, thậm chí họ còn phải tránh xa điện thoại để không bị phân tâm.
- Lịch trình dày đặc: Một ngày làm việc của các phi công thực ra không chỉ ở "trên trời" mà còn phải dành rất nhiều giờ ở "dưới đất". Trước giờ cầm lái, mỗi phi công phải có mặt ở sân bay trước 2 giờ đồng hồ để thực hiện các công việc như: Kiểm tra thiết bị, máy móc, kiểm tra xăng, kiểm tra bãi đỗ, làm nóng động cơ, chuẩn bị kế hoạch bay. Tất cả những công việc đó nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách.
Tổng hợp