Kế hoạch của tỉnh Quảng Đông được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, được thực hiện khi tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị trong độ tuổi từ 16 đến 24 tăng lên mức 19,6%, mức cao thứ hai từng được ghi nhận. Điều đó có nghĩa là có khoảng 11 triệu thanh niên hiện đang thất nghiệp ở các thành phố của Trung Quốc.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có thể tăng hơn nữa, vì con số kỷ lục 11,6 triệu sinh viên đại học sẽ tốt nghiệp trong năm nay và tiếp tục tìm kiếm việc làm trong một thị trường vốn đã đông đúc.
Thị trường việc làm tại Trung Quốc vốn đã khắc nghiệt, với gần 20% thanh niên không có việc làm. Số lượng người di cư vào cuối tháng 3 đã tăng 2,3% so với một năm trước đó và tăng 3,1% so với cuối tháng 3-2019 tức là trước khi COVID-19 bùng phát.
Một người tìm việc đến từ một thành phố nhỏ ở tỉnh Quảng Đông đã đến TP Thẩm Quyến từ cuối tháng 3 than thở: "Tôi đã ở đây 3 ngày rồi nhưng không hề có tuyển dụng nào phù hợp với kỹ năng của tôi".
Truyền thông nhà nước dường như đang đổ lỗi cho chính giới trẻ về vấn đề thiếu việc làm. Kể từ khi meme Kong Yiji lan truyền, họ đã xuất bản một loạt bài báo chỉ trích giới trẻ “quá kén chọn” công việc và kêu gọi họ gạt bỏ niềm tự hào của mình và lao động chân tay.
Trong một bài báo được đăng vào tháng trước trên tài khoản WeChat chính thức của mình, Đoàn Thanh niên nước này đã kêu gọi những sinh viên trẻ mới tốt nghiệp đại học “cởi bỏ chiếc áo khoa học… xắn quần lên và xuống đồng".