Kết quả các kỳ thi riêng đợt 1 không như mong đợi khiến nhiều thí sinh đứng trước lựa chọn khó khăn: Tham gia các đợt thi tiếp theo để cải thiện điểm số, hay chấp nhận thực tế và tìm hướng đi khác?
Một trong những điểm mới đáng chú ý dự kiến được đưa vào Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 đó là các trường đại học buộc phải quy đổi tương đương các phương thức và tổ hợp xét tuyển về một thang điểm chung.
Trên cơ sở dự thảo quy chế tuyển sinh đại học đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội, nhiều trường đại học dự kiến điều chỉnh phương thức và tổ hợp môn xét tuyển trong kỳ tuyển sinh 2025 nhằm phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng việc này góp phần khắc phục các bất cập phát sinh từ việc xét tuyển sớm hiện nay. Theo đó, các trường sẽ không phải dành quá nhiều thời gian và nguồn lực cho việc xét tuyển sớm hay lo ngại nhiều học sinh lớp 12 lơ là học tập khi đã biết kết quả trúng tuyển.
Đây là một nội dung trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non vừa được Bộ GD&ĐT ban hành để lấy ý kiến rộng rãi.
Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm. Phương thức này “nở rộ” trong những năm gần đây và được các trường sử dụng triệt để nhằm lấp đầy chỉ tiêu.
Nhiều trường đại học top đầu sử dụng phương thức xét học bạ THPT để xét tuyển, nhưng kèm theo nhiều điều kiện như kết quả học tập cũng như giải học sinh giỏi cấp thành phố, quốc gia.