Ngược lại với sự nuông chiều lại là kỷ luật con cái quá nghiêm khắc, sử dụng bạo lực. Nhiều cha mẹ vẫn còn suy nghĩ "thương cho roi cho vọt", thậm chí quen với việc giáo dục con cái bằng đòn roi, mắng chửi thậm tệ. Phụ huynh cứ nghĩ rằng cách này tốt cho sự phát triển của trẻ, giúp con cái ngoan ngoãn vâng lời hơn.
Tuy nhiên bạo lực sẽ gây ra tâm lý nổi loạn của trẻ. Chúng dễ nảy sinh tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi và các cảm xúc xấu khác. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.
Vì vậy cha mẹ cần tôn trọng nhân cách của con cái, thiết lập niềm tin và sự tôn trọng với chúng từ mối quan hệ mật thiết, sử dụng các phương pháp giáo dục nhẹ nhàng và hiệu quả để giao tiếp với con cái. Song song với đó phụ huynh cần làm gương cho con để con cái noi gương học hỏi.
Trước hết cha mẹ cần có cái nhìn đúng đắn về giáo dục, phát hiện điểm tốt, điểm mạnh, sở trường của con và tôn trọng cá tính của con.
Phụ huynh nên học cách buông bỏ, duy trì sự cân bằng và không can thiệp quá nhiều vào con cái mình. Khi trẻ phạm lỗi, việc trách phạt là cần thiết. Điều này giúp trẻ hiểu rằng không thể coi thường các quy tắc. Tuy nhiên tránh việc giáo dục con cái bằng bạo lực, mắng chửi thậm tệ.
Gia đình chính là cái nôi cho sự trưởng thành của con cái. Nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý, thể chất của trẻ. Vì vậy cha mẹ hãy tạo cho con cái một bầu không khí gia đình an toàn ổn định và đầm ấm.
Phụ huynh nên tìm sự hài hòa trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, các quy tắc quy định của gia đình, làm phong phú các khía cạnh vật chất và tinh thần của trẻ.
Bên cạnh nhu cầu về vật chất, sức khỏe tinh thần của trẻ cũng cần được quan tâm và chăm sóc hợp lý. Cha mẹ nên bàn bạc với nhau, cùng nhau chú ý theo dõi sức khỏe tinh thần của con cái, học cách lắng nghe và để tâm đến các vấn đề của con trong từng giai đoạn phát triển của chúng. Điều đó giúp cho trẻ đưa ra được các phản biện của mình. Chúng biết phương pháp đối phó qua từng giai đoạn một cách thuận lợi hơn.