Dạy học tích hợp: Nỗ lực từ giáo viên đơn môn

11/03/2024, 07:36
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chuyên gia nêu giải pháp trong triển khai dạy học tích hợp, đặc biệt các môn học mới ở Chương trình GDPT 2018...

- Đội ngũ giáo viên dạy học tích hợp cần được đào tạo theo chương trình Cử nhân Sư phạm Khoa học tự nhiên, Cử nhân Sư phạm Lịch sử và Địa lý,… để đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018. Một số trường đại học đã và đang đào tạo. Trong thời gian tới sẽ có sinh viên tốt nghiệp các chương trình này để trở thành giáo viên dạy học tích hợp, các khó khăn sẽ dần được giải quyết.

- Hiện các trường vẫn thu xếp được đội ngũ để dạy học môn tích hợp, trong đó có môn Khoa học tự nhiên. Vậy sinh viên học tích hợp ra trường có tìm được việc làm? Tuyển dụng, sử dụng giáo viên dạy học tích hợp mới ra trường thế nào, theo quan điểm của ông?

- Trước mắt, theo hướng dẫn hiện hành, các môn tích hợp vẫn có thể bố trí nhiều giáo viên cùng dạy theo mạch nội dung mà giáo viên đơn môn đang dạy. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải có nhân sự dạy được tất cả mạch nội dung của môn học thì tính tích hợp trong môn học mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

Việc đào tạo sinh viên theo học các chương trình này cũng mất ít nhất 4 năm, trong khi tuyển dụng giáo viên là công việc hằng năm của ngành Giáo dục vì nhiều lý do khác nhau, như thầy/cô đến tuổi nghỉ hưu, chuyển công tác,… Đặc biệt, những năm gần đây, thực hiện chính sách sinh viên sư phạm được hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020, các ngành Sư phạm đều được Bộ GD&ĐT giao chỉ tiêu theo nhu cầu xã hội (báo cáo nhu cầu tuyển dụng giáo viên cho các năm từ các địa phương nhằm tránh việc dư thừa giáo viên).

Các địa phương cũng như nhà trường cần dành chỉ tiêu để sớm nhất có thể tuyển dụng được giáo viên tốt nghiệp đúng ngành học (Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý,…) dạy môn tích hợp, bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đơn môn hiện có để thực hiện dạy học các môn tích hợp.

Cô trò Trường Tiểu học Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ảnh: ITN
Cô trò Trường Tiểu học Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ảnh: ITN

- Năm học 2024 - 2025, chương trình mới sẽ phủ hết các lớp học. Đội ngũ giáo viên đơn môn nên được đào tạo, bồi dưỡng thế nào để đáp ứng yêu cầu?

- Trước mắt, các trường THCS cần động viên, khuyến khích đội ngũ giáo viên đơn môn chưa được học chương trình bồi dưỡng dạy môn tích hợp theo Chương trình của Bộ GD&ĐT ban hành theo học chương trình bồi dưỡng nhằm đạt được điều kiện cần.

Tuy nhiên, để đạt được điều kiện đủ, có nghĩa là có thể trở thành giáo viên dạy tích hợp và dạy được toàn bộ các mạch nội dung của môn học tích hợp thì các trường THCS cần tăng cường hoạt động “Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học”. Các hoạt động sinh hoạt này có thể tổ chức theo cụm trường hoặc theo tổ/nhóm chuyên môn.

Mục đích nhằm hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn về dạy các mạch nội dung của môn tích hợp đối với giáo viên dạy đơn môn; hướng đến giáo viên dạy đơn môn có chứng chỉ bồi dưỡng và có thể dạy được toàn bộ mạch nội dung của môn tích hợp. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn có thể kết nối với trường sư phạm để có sự hỗ trợ từ chuyên gia cho vấn đề mà giáo viên quan tâm.

Cô trò Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) trong giờ học. Ảnh: NTCC
Cô trò Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) trong giờ học. Ảnh: NTCC

Vấn đề cần lưu ý

- Ông lưu ý gì với nhà trường, giáo viên để phát huy tối đa hiệu quả dạy học tích hợp?

- Với trường phổ thông cần chuẩn bị tốt về đội ngũ giáo viên dạy học tích hợp vì phần lớn đội ngũ giảng dạy một hoặc 2 môn chủ yếu được đào tạo đơn môn. Vì thế, giáo viên phải được bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, nghiệp vụ các mạch chủ đề chung chưa được đào tạo.

Để làm tốt việc này, các trường phổ thông cần xây dựng mối quan hệ tốt với trường sư phạm trong việc thực hiện Chương trình bồi dưỡng và tăng cường đào tạo các ngành học mới để cung cấp nguồn nhân lực - giáo viên dạy môn tích hợp đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng (tránh tuyển sinh ồ ạt không đảm bảo chất lượng). Nhà trường cũng cần hỗ trợ giáo viên nâng chuẩn trình độ đào tạo đáp ứng Luật Giáo dục và có sự động viên, sẻ chia với đội ngũ nhà giáo, chính sách ưu đãi, thu hút giáo viên dạy học tích hợp.

Đối với giáo viên, cần có kế hoạch chủ động bồi dưỡng kiến thức còn thiếu về dạy học tích hợp nhằm đáp ứng vị trí việc làm. Tổ chuyên môn thường xuyên sinh hoạt và tổ chức chuyên môn nhằm kịp thời hỗ trợ cả phương pháp lẫn nội dung dạy học tích hợp. Lý do, đa số giáo viên đào tạo đơn môn có tâm lý coi trọng chuyên môn của mình, không cởi mở và ít có thói quen hợp tác với giáo viên các môn khác.

- Xin cảm ơn ông!

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành đồng thời là tác giả nhiều công trình khoa học, bài báo, sách tham khảo cho giáo viên phổ thông, SGK Khoa học tự nhiên 8, chủ biên SGK Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Chế biến thực phẩm.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/day-hoc-tich-hop-no-luc-tu-giao-vien-don-mon-post674649.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/day-hoc-tich-hop-no-luc-tu-giao-vien-don-mon-post674649.html
Bài liên quan
'Tinh thần đồng đội' trong dạy học tích hợp
Môn học tích hợp là điểm mới nổi bật của Chương trình GDPT 2018.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dạy học tích hợp: Nỗ lực từ giáo viên đơn môn