Giúp tăng sức đề kháng
Lượng vitamin C dồi dào trong lê có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, giúp bà bầu chống lại các vi khuẩn vi rút có hại cho sức khỏe. Nếu đang sốt, bạn hãy uống 1 ly nước lê. Tác dụng làm mát của lê còn có tác dụng điều hòa nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng.
Giúp bảo vệ xương chắc khỏe
Lê chứa hàm lượng cao boron, một muối khoáng giúp cơ thể giữ lại canxi. Nó cũng giúp cơ thể sản sinh các hoocmon, bao gồm oestrogen, giúp ngăn ngừa mất xương. Quả lê cũng giàu vitamin K, một chất thiết yếu đối với sức khoẻ của xương. Cá hồi với rau chân vịt và salad lê sẽ là một bữa ăn lý tưởng.
Giúp giải rượu
Trước khi đi nhậu vào buổi tối bạn nên uống khoảng 150ml nước ép lê thì sẽ giảm được tình trạng trí nhớ kém, sợ ánh sáng và tiếng động vào sáng hôm sau. Các nhà nghiên cứu còn thấy được nồng độ cồn trong màu của những người này thấp hơn, lý do là nhờ những enzym có trong quả lê ức chế lượng cồn.
Ngăn ngừa huyết áp cao
Ăn lê mỗi ngày còn giúp bạn điều trị được chứng cao huyết áp. Chất chống ô xy hóa glutathione hiện diện trong quả lê có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao và đột quỵ, giúp bạn duy trì mức huyết áp ở mức ổn định.
Ảnh minh họa
Người tiểu đường ăn lê bao nhiêu là đủ?
Quả lê mang lại nhiều công dụng cho người bị tiểu đường, nhưng để đảm bảo an toàn cho quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về mức độ và liều lượng sử dụng mỗi ngày, mỗi tuần tùy vào tình hình của bệnh.
Một ý kiến cho rằng, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể bổ sung lê với lượng khoảng 50 – 70g trái lê/ngày. Tránh ăn quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa do nhận quá nhiều chất xơ, tiêu chảy, đầy bụng do nồng độ Vitamin C cao,…
Thời điểm ăn: Bạn có thể chia nhỏ lượng lê trong ngày và ăn vào các bữa phụ như ăn 1 - 2 miếng lê sau ăn sáng 30 phút và 2 - 3 miếng còn lại vào bữa phụ buổi chiều.
Lưu ý: Bạn nên ăn cả quả, không nên uống nước ép lê. Do nước ép lê sẽ làm tăng nồng độ đường và giảm lượng chất xơ cần thiết.