Hiện nay, cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Điện Kremlin khẳng định sẽ chỉ kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt khi giải phóng hoàn toàn vùng lãnh thổ mà Moscow cho là thuộc địa giới vùng Donetsk mà nước này mới sáp nhập vào tháng 9 năm ngoái.
Còn Ukraine khẳng định cả bán đảo Crimea và 4 vùng lãnh thổ mà Moscow sáp nhập tháng 9/2022 là các vùng đất bị Nga chiếm đóng bất hợp pháp và nước này sẽ thu hồi lại bằng mọi giá.
Giới chức Kiev đã nhiều lần khẳng định quyết tâm gia nhập NATO và họ sẽ không từ bỏ đường lối hướng tới khối này, đặc biệt là vì nó đã được ghi trong hiến pháp của đất nước. Chỉ khi Hiến pháp từ bỏ điều khoản quy định liên quan đến điều này thì các chính quyền ở Ukraine mới từ bỏ tham vọng gia nhập Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
Tuy nhiên, việc sửa đổi hiến pháp thường cũng chỉ thay đổi nếu cấu trúc chính trị của quyền lực trong nước thay đổi, dẫn tới việc thay đổi chính sách có liên quan thông qua các cuộc trưng cầu dân ý.
Nhưng hiện nay, chính quyền thân phương Tây vẫn đang cầm quyền ở Ukraine và có thể tiếp tục cầm quyền trong những nhiệm kỳ tới. Do đó, có thể nói rằng, chắc chắn là chính quyền Kiev vẫn sẽ theo đuổi việc gia nhập NATO trong nhiều năm tiếp theo.
Do đó, giới chuyên gia khẳng định rằng, chừng nào Moscow và Kiev chưa thống nhất về một thỏa thuận ngừng bắn và ký kết một hiệp định hòa bình, làm rõ về chủ quyền của Crimea, Kherson, Zaporozhye, Donetsk và Lugansk, thì việc Ukraine gia nhập NATO sẽ không thể diễn ra.
Theo các chuyên gia, việc các chính quyền thân phương Tây được dựng lên sau Maidan 2014 thực hiện chính sách bài Nga và đòi gia nhập NATO là nguyên nhân cơ bản khiến cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Chuyên gia cho rằng, việc kết thúc cuộc xung đột với Moscow chỉ có thể được giải quyết nếu Kiev cam kết không gia nhập NATO hoặc thất bại toàn diện trong cuộc xung đột.