Đề xuất bộ tiêu chí xây dựng mô hình trường THPT tiên tiến

Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Thầy Nguyễn Quang Thi (Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng) chia sẻ ý kiến về việc xây dựng mô hình trường THPT tiên tiến.

Giáo viên đóng vai trò quan trọng khi xây dựng trường học tiên tiến. Ảnh minh họa/ INT.

Vị trí của tổ trưởng chuyên môn: Chúng ta biết rằng, mỗi tổ trưởng là cánh tay phải của Ban giám hiệu. Các tổ chuyên môn mạnh thì ngôi trường đó sẽ mạnh. Muốn vậy thì mỗi tổ trưởng cần đạt một số yêu cầu sau:

Một là, xây dựng kế hoạch của tổ rõ ràng dựa trên kế hoạch của nhà trường. Xác định trách nhiệm của mỗi thành viên trong tổ.

Hai là, sinh hoạt chuyên môn: Chỉ dành một vài phút đầu để thông báo công việc hành chính, thời gian còn lại phải tập trung cho chuyên môn như: Góp ý giờ dạy (nếu có), thảo luận nội dung những bài khó dạy, thống nhất nội dung dạy cho mỗi bài, thống nhất lượng bài tập cung cấp cho học sinh qua từng bài từng chương, bài dạy nào được ứng dụng công nghệ thông tin,…

Ba là, thảo luận ma trận đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực, phân công giáo viên ra đề kiểm tra và chịu trách nhiệm trước tổ, trước ban giám hiện về đề ra của mình.

Vị trí của giáo viên bộ môn: Mỗi giáo viên tự khẳng định mình trước học sinh và lãnh đạo nhà trường. Muốn vậy giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Một là, luôn trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Là tấm gương về tự học và sáng tạo. Làm sao học sinh nhìn giáo viên như là thần tượng để phấn đấu trong học tập.

Hai là, toàn tâm toàn ý với công việc được giao. Xem trường là nhà để yên tâm công tác lâu dài, không được đứng núi này trông núi nọ. Mạnh dạn bày tỏ những ý kiến của mình với lãnh đạo, không được nhu nhược và làm theo một cách máy móc.

Ba là, xác định rõ đối tượng của lớp mình để lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp. Ra đề kiểm tra theo sự thống nhất của tổ chuyên môn.

Ảnh minh họa/ INT.

Vị trí của giáo viên chủ nhiệm: Mỗi giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng trong việc quản lý học sinh trên mọi phương diện. Một lớp học là một thành viên trong nhà trường, có nhiều lớp tốt sẽ đưa phong trào nhà trường đi lên. Muốn vậy giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Một là, lên kế hoạch và hướng phấn đấu của lớp trong năm học như: Bao nhiêu học sinh khá giỏi, phấn đấu không có học sinh yếu kém. Trường học không có tệ nạn xã hội, không ai vi phạm pháp luật và vi phạm nội quy nhà trường.

Hai là, phải biết trình độ và tính cách mỗi học sinh để lựa chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp. Dựa trên tiêu chí chung của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại học sinh công bằng và khách quan. Thường xuyên thăm hỏi tình hình học tập của lớp thông các giáo viên bộ môn để phối hợp quản lý học sinh.

Ba là, tổ chức lớp thành một lực lượng tự quản. Phân công học sinh khá giỏi kèm học sinh yếu kém. Dựa trên năng lực và sở thích để giáo viên chủ nhiệm tư vấn nghề nghiệp cho các em. Phối hợp với gia đình, ban giám hiệu nhà trường có biện pháp nhắc nhở động viên thông qua các buổi chào cờ, các đợt thi đua các buổi ngoại khóa hay họp phụ huynh.

Vị trí của Đoàn trường: Đây là phong trào bề nổi của nhà trường, để tạo không khí học tập Đoàn trường nên tổ chức các cuộc thi như: Vui để học, Luật An toàn giao thông, Tiếng hát và Hội Khỏe Phù Đổng,…Thành lập các câu lạc bộ để học sinh tham gia theo sở thích của mình như: Truyền thông, Âm nhạc, Tình nguyện, Thể thao, Nghệ thuật, Ngoại ngữ,...Mục đích giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt đồng thời qua đó hình thành nhân cách và lối sống trong một cộng đồng.

Vị trí của phụ huynh: Phụ huynh là hậu phương vững chắc của mỗi ngôi trường. Ở đâu phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình thì chất lượng giáo dục ở đó được cải thiện về mọi mặt. Phụ huynh luôn ủng hộ giáo viên chủ nhiệm để giáo dục học sinh thành con ngoan trò giỏi và hình thành kỹ năng sống.

Vị của công đoàn: Chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho mỗi giáo viên. Ở đâu công đoàn quan tâm thì ở đó đời sống của giáo viên được tốt hơn. Muốn vậy công đoàn cần đạt các yêu cầu sau:

Một là,Coi trọng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của giáo viên. Nắm vững tâm tư, nguyện vọng của giáo viên; quan tâm đến vấn đề tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường.

Hai là,đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, kiến thức pháp luật cho giáo viên. Phát huy vai trò của mình trong việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.

Ba là,thực sự là người đại diện của giáo viên, chủ động xây dựng mối quan hệ phối hợp với nhà trường nhằm thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi bên. Thường xuyên thăm hỏi động viên tinh thân của giáo viên khi ốm đau. Hàng năm, tổ chức giao lưu với trường bạn về thể thao, văn nghệ và trao đổi chuyên môn.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/de-xuat-bo-tieu-chi-xay-dung-mo-hinh-truong-thpt-tien-tien-1hz6xS37g.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/de-xuat-bo-tieu-chi-xay-dung-mo-hinh-truong-thpt-tien-tien-1hz6xS37g.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề xuất bộ tiêu chí xây dựng mô hình trường THPT tiên tiến