Nhưng nhiều doanh nghiệp sẽ phát sinh thêm yêu cầu về nguồn nhân lực để bảo đảm việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu.
Phương án thứ hai là rà soát tăng điều kiện đối với doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh xăng dầu. Phương án này sẽ giúp hạn chế việc gia nhập thị trường xăng dầu đối với các doanh nghiệp khi chưa bảo đảm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của Nhà nước.
Nhưng nhược điểm là có thể gặp vướng mắc do đi ngược với chủ trương hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp (thông qua việc cắt giảm điều kiện kinh doanh) của Chính phủ; Tạo rào cản cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, không phù hợp với tinh thần Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 về việc phát triển kinh tế tư nhân.
Từ đó Bộ Công Thương đề xuất phương án thứ ba và cũng nêu quan điểm lựa chọn phương án này. Đó là cơ bản giữ nguyên các quy định hiện hành về điều kiện kinh doanh xăng dầu, rà soát lại và quy định cụ thể hơn với những điều kiện có thể gây ra những cách hiểu khác nhau.
Theo ban soạn thảo, trước mắt, các điều kiện hiện hành vẫn tương đối phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu. Đồng thời không đi ngược với chủ trương hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên phương án trên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra khi thị trường có nhiều bất ổn, có những quan điểm muốn quản lý chặt chẽ hơn thị trường xăng dầu thông qua việc tăng điều kiện kinh doanh để giảm số lượng doanh nghiệp tham gia.
"Lựa chọn phương án này trước mắt các điều kiện hiện hành vẫn tương đối phù hợp. tuy nhiên, do một số điều kiện còn có cách hiểu khác nhau trong quá trình thực thi nên cần có giải thích cụ thể hơn", Bộ Công Thương cho hay.
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo