Dị ứng tinh dịch gây ra một loạt các triệu chứng. Những triệu chứng này thường xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với tinh dịch và có mức độ nghiêm trọng khác nhau từ nhẹ đến nặng. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:
- Ngứa hoặc rát âm đạo.
- Đỏ và sưng.
Dịch tiết âm đạo bất thường, có thể loãng hoặc đặc và có mùi bất thường.
- Phát ban (mẩn đỏ) trên da.
- Phát ban cục bộ.
Dị ứng này có thể ảnh hưởng đến phụ nữ ở mọi lứa tuổi, nhưng theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dị ứng Lâm sàng & Thực nghiệm năm 2004, nhiều phụ nữ cho biết các triệu chứng của họ bắt đầu từ đầu những năm 30 tuổi.
Dị ứng tinh dịch ảnh hưởng thế nào tới đời sống tình dục?
Dị ứng tinh dịch ở phụ nữ gây ngứa âm đạo, kích ứng hoặc cảm giác khó chịu khi “gần gũi” và kéo dài ngay cả sau khi giao hợp.
Tiến sĩ Handa cho biết phụ nữ bị dị ứng tinh dịch thường có cảm giác đau thô ráp trong hoặc sau khi quan hệ. Phản ứng né tránh để không bị đau khi quan hệ dẫn đến giảm tần suất và sự thỏa mãn trong tình dục.
Tuy nhiên, một số phụ nữ bị dị ứng tinh dịch biết cách kiểm soát các triệu chứng của mình và tận hưởng đời sống tình dục thỏa mãn. Dưới đây là những điều bạn cần biết về cách kiểm soát dị ứng tinh dịch:
Né tránh
Cách tiếp cận đơn giản nhất để kiểm soát tình trạng dị ứng tinh dịch là tránh tiếp xúc với tinh dịch. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng các phương pháp tránh thai rào cản, chẳng hạn như bao cao su, khi quan hệ tình dục.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh dị ứng tinh dịch.
Thuốc
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn có bác sĩ có thể kiểm soát các triệu chứng dị ứng tinh dịch. Tiến sĩ Handa cho biết, sử dụng corticosteroid tại chỗ hoặc các loại kem chống viêm khác được khuyên dùng cho các phản ứng cục bộ trên da.
Sửa đổi lối sống
Thực hiện sửa đổi lối sống, chẳng hạn như vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên và mặc đồ lót bằng cotton thoáng khí, có thể giúp giảm thiểu sự khó chịu và giảm nguy cơ nhiễm trùng hoặc kích ứng thứ cấp.