Diện mạo khu vực sắp trở thành tuyến phố đi bộ thứ 7 ở Hà Nội
Theo Viên Minh/ VTC News•26/06/2024 08:53
Dự kiến công trình cải tạo phố kinh doanh – đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh với mức đầu tư gần 30 tỷ đồng sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động trước ngày 10/10/2024.
UBND quận Ba Đình (Hà Nội) vừa ban hành quyết định phê duyệt dự án cải tạo hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị để thực hiện đề án tổ chức khu phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh và phụ cận.
Dự án thuộc nhóm C loại công trình hạ tầng kỹ thuật, tổng mức đầu tư gần 30 tỷ đồng từ nguồn ngân sách quận. Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Ba Đình.
Đây là công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động trước ngày 10/10/2024.
Hồ Ngọc Khánh có diện tích mặt nước khoảng 36.000m2 cùng hệ thống cây xanh, vườn hoa xung quanh được ví như "lá phổi xanh" giữa trung tâm TP Hà Nội.
Theo quy hoạch, khu phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ quanh hồ Ngọc Khánh sẽ gồm toàn bộ khu vực hồ Ngọc Khánh, phố Phạm Huy Thông, 8 ngõ đi chung kết nối hồ Ngọc Khánh với các tuyến phố Kim Mã, Nguyễn Chí Thanh, La Thành và các công trình tiếp giáp thuộc ranh giới phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình.
Thời gian thí điểm tổ chức tuyến phố từ 9h đến 22h các ngày từ thứ Sáu đến Chủ nhật, sau đó sẽ xem xét tổ chức đi bộ 7 ngày trong tuần.
Theo UBND quận Ba Đình, vỉa hè quanh hồ Ngọc Khánh sẽ được lát đá granit tự nhiên, tạo thuận lợi để người dân kinh doanh dịch vụ, đi bộ, vui chơi giải trí.
Địa phương cũng trồng bổ sung cây xanh đảm bảo mật độ 5m/cây, bó bồn cây bằng đá tự nhiên, xây dựng ghế ngồi bằng nhựa giả gỗ ngoài trời hoặc đá tự nhiên, bổ sung dải cây xanh, vật kiến trúc trang trí. Xung quanh tuyến phố được lắp đặt trang thiết bị đô thị như ghế ngồi, thùng rác, nhà vệ sinh công cộng, đèn chiếu sáng đường dạo và cổng chào phố đi bộ.
Phố đi bộ hồ Ngọc Khánh và phụ cận khi đưa vào hoạt động sẽ là phố đi bộ thứ hai được tổ chức trên địa bàn quận Ba Đình và là tuyến phố đi bộ thứ 7 của thành phố Hà Nội.
Trước đó, vào cuối năm 2022, quận Ba Đình đã đưa vào hoạt động tuyến phố ẩm thực kết hợp đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã vào dịp cuối tuần. Theo kế hoạch, ngoài tuyến phố đi bộ hồ Ngọc Khánh sắp được quận Ba Đình đưa vào hoạt động, Hà Nội sẽ có thêm hai tuyến phố đi bộ mới là Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Hoàng Cầu - Hào Nam (quận Đống Đa).
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Phường Hàng Đào có diện tích nhỏ nhất Việt Nam nhưng giá đất lên đến hơn một tỷ đồng/m² nhờ vị trí trung tâm gần Hồ Gươm. Khi sáp nhập vào Phường Hoàn Kiếm mới, khu vực này sẽ tiếp tục là trái tim thương mại và du lịch của Hà Nội.
Sự xâm nhập ngày càng sâu của trí tuệ nhân tạo (AI) vào các ngành nghề buộc chúng ta đặt lại câu hỏi: Bản sắc nghề nghiệp là gì, và nó còn ý nghĩa gì trong thời đại số?
Dù được Trung ương chấp thuận bổ sung hơn 65.000 biên chế giáo viên nhưng đến hết học kỳ I năm học 2024-2025 các địa phương mới chỉ tuyển được hơn 5.000 người.
Theo số liệu công bố của Bộ GD-ĐT, lịch sử và địa lý là 2 môn dẫn đầu trong các môn tự chọn được nhiều thí sinh lựa chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Từ hôm nay, 5/5, học sinh trên cả nước có thể đăng ký thi lớp 10 vào 3 trường THPT chuyên tại TP.HCM: Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa và Phổ thông Năng khiếu.
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện cắt giảm, phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện trước ngày 10/6.
Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, bỏ cấp huyện, giảm hàng loạt phường xã, đặt ra bài toán cấp bách về sắp xếp, sử dụng hiệu quả trụ sở dôi dư, nhất là trụ sở trên “đất vàng”. Do đó, quản lý, sử dụng khối tài sản công có giá trị lớn này, tránh bỏ hoang, lãng phí là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm.
Trong tháng 5 có 2 chính sách giáo dục mới có hiệu lực, liên quan đến tuyển sinh ĐH và trẻ em, học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Dù được Trung ương chấp thuận bổ sung hơn 65.000 biên chế giáo viên nhưng đến hết học kỳ I năm học 2024-2025 các địa phương mới chỉ tuyển được hơn 5.000 người.