Nếu có phố đi bộ thì cần hình thành một cơ chế quản lý để hạn chế xe cơ giới đi vào khu vực này. Chúng ta nên chú ý tới phương tiện giao thông công cộng tiếp cận, cùng lắm là đi xe đạp, xe máy. Như vậy, khối lượng người tham gia sẽ nhiều hơn, thay vì chềnh ềnh mấy cái ô tô.
Đi bộ chả thấy đâu mà toàn ô tô thì nó lợi bất cập hại.
PV: Xin cảm ơn ông!
(Ảnh minh họa)
Trong khi đó, KTS Ngô Doãn Đức, Nguyên Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng nhấn mạnh, Hà Nội cần chuẩn bị kỹ để đáp ứng nhu cầu đỗ xe một cách trật tự và quy củ cho tuyến phố đi bộ mới.
KTS Ngô Doãn Đức cho biết: "Rút kinh nghiệm từ việc tổ chức các tuyến phố đi bộ khác như khu phố cổ thời gian qua, chúng ta hết sức chú ý khâu hạ tầng. Đi bộ vào thời gian nào, đến đó phương tiện để đâu, ô tô, xe máy, xe đạp, cần chuẩn bị. Đặc biệt, sau đó, cần quản lý, không để xảy ra sự tùy tiện, tự phát, gây khó khăn cho khách đến.
Đồng thời, không được lợi dụng sự thu hút của địa điểm mà gây khó dễ, để phức tạp tình hình như bán hàng, nâng giá gửi xe.Chúng ta cố gắng quản lý tốt khâu này sẽ có ý nghĩa lớn. Đương nhiên, an ninh, môi trường, thùng rác, biển quảng cáo, đường, dây, cây, trạm cần cụ thể ra để dễ quản lý và vận hành trơn tru cho địa điểm mới này".
Dự kiến từ năm 2023, tuyến phố đi bộ mới sẽ liên thông với một phần công viên Thống Nhất. Công viên này sẽ được dỡ bỏ hàng rào sau nhiều năm vận hành theo mô hình công viên kín.
Cùng với một số địa điểm văn hóa như rạp xiếc Trung ương, nhà hát chèo Hà Nội… phố đi bộ Hồ Thiền Quang được kỳ vọng sẽ là một điểm đến hấp dẫn, giảm áp lực cho phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm vốn đang rất quá tải./.