Doanh nghiệp khoa học, công nghệ trong trường đại học: Người chỉ đường, dẫn lối

Hà An | 15/02/2023, 06:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học có ý nghĩa quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực.

Điển hình, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội với 7 nhóm nghiên cứu mạnh đều tích cực triển khai các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và đạt được kết quả khả quan về số lượng và chất lượng so với đăng ký ban đầu. Trong đó, 3 nhóm nghiên cứu mạnh được đánh giá ở mức “Xuất sắc” với kết quả nổi bật về số lượng bài báo khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI nhóm Q1, Q2.

Tại Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp (Ðại học Thái Nguyên), PGS.TS Vũ Ngọc Pi, Phó Hiệu trưởng cho biết: Ðể tạo động lực, sức mạnh tập thể, nhóm nghiên cứu mạnh có chế độ riêng nhằm động viên các nghiên cứu viên, nghiên cứu sinh. Theo đó, học viên cao học không phải đóng tiền làm thí nghiệm, được sử dụng máy móc miễn phí; nghiên cứu sinh tham gia làm thí nghiệm được hỗ trợ tiền công bồi dưỡng nên mọi người tham gia phấn khởi, tích cực. Động lực này đã giúp nhóm thực hiện thành công một số đề tài cấp bộ, tỉnh … Các đề tài đều phục vụ cho khoa học, sản xuất.

Nói về việc này, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin: Trường xây dựng chính sách hỗ trợ giảng viên, có thể có kết quả ngay hoặc chuyển giao cho công ty, tập đoàn trong nước và quốc tế. Ngoài ra, thông qua quỹ khác nhau, nhà trường hỗ trợ giảng viên, nhà khoa học có ý tưởng, đề tài xuất sắc theo đuổi đam mê nghiên cứu của mình.

Trường cũng có cơ chế giúp giảng viên phát huy tốt nhất những ý tưởng, nghiên cứu, có thể chuyển giao kết quả nghiên cứu hiệu quả hơn; khuyến khích giảng viên thực hiện đề tài nghiên cứu ở các bộ, ban, ngành, thành phố; đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp tạo ra sản phẩm đặc thù, hữu ích.

Chủ động tìm nguồn lực từ bên ngoài là hướng đi của TS Chử Mạnh Hưng, đại diện nhóm nghiên cứu mạnh, Viện Ðào tạo quốc tế về khoa học vật liệu (Đại học Bách khoa Hà Nội). Theo đó, bên cạnh chính sách khoa học, công nghệ của trường, nhóm chủ động tìm kiếm đề tài, dự án từ nguồn ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp. Việc này giúp giảng viên năng động hơn.

Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, có những đề tài đột xuất, các giảng viên đã tìm hiểu, xem có phù hợp với nhóm, từ đó chủ động, phối hợp thực hiện. “Chúng tôi cho rằng đây là cách đem lại hiệu quả thiết thực khi chưa có quy định khuyến khích nhóm nghiên cứu mạnh phát triển”, TS Chử Mạnh Hưng bộc bạch.

Nhóm nghiên cứu vừa là phương thức, vừa là mục tiêu phát triển của các trường đại học. Nhiều trường đại học đã nhận thức đầy đủ vai trò của nhóm này và chủ động có chính sách để đầu tư. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan nên đầu tư cho nhóm nghiên cứu, đặc biệt là nhóm nghiên cứu mạnh chưa như mong muốn, chính sách chưa thông thoáng để hoạt động nghiên cứu đi sát với thực tế cuộc sống. Nhưng trong cái khó, nhiều trường cũng tạo điều kiện hết sức để các nhóm nghiên cứu có những đóng góp đáp ứng yêu cầu phát triển.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/doanh-nghiep-khoa-hoc-cong-nghe-trong-truong-dai-hoc-nguoi-chi-duong-dan-loi-post626036.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/doanh-nghiep-khoa-hoc-cong-nghe-trong-truong-dai-hoc-nguoi-chi-duong-dan-loi-post626036.html
Bài liên quan
Triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW: Trọng trách và cơ hội của doanh nghiệp công nghệ số
Những doanh nghiệp công nghệ số có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và hạ tầng, đồng thời sở hữu đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, sẽ góp phần đáp ứng tốt yêu cầu triển khai các mục tiêu chiến lược mà Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp khoa học, công nghệ trong trường đại học: Người chỉ đường, dẫn lối