PGS.TS Phạm Văn Bổng – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp – thông tin, nhà trường đào tạo đa ngành, đa cấp trình độ, với hơn 32.000 sinh viên và 1.400 cán bộ, giảng viên.
Để cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Nhà trường luôn quan tâm và có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ; đặc biệt là tiếng Anh. Qua đó, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Hội thảo thu hút sự tham gia của đông đảo các nghiên cứu viên, giảng viên, giáo viên đến từ nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Tháp, An Giang, Quy Nhơn, Cần Thơ, Huế, Thái Nguyên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Giang…
Ngay sau phiên toàn thể là các phiên báo cáo song song. |
Trong khuôn khổ của hội thảo còn có Tọa đàm trao đổi giữa Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp và đại diện các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề về thực trạng và các giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy Tiếng Anh đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Hội thảo khoa học quốc tế giảng dạy tiếng Anh theo định hướng nghề nghiệp 2023 là diễn đàn chuyên môn sâu rộng kết nối và chia sẻ kết quả nghiên cứu cũng như góc nhìn đa dạng trong đào tạo tiếng Anh theo hướng tiếp cận chuẩn ngoại ngữ đầu ra và ngành nghề đào tạo.
Từ đó chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập. Với nhiều nội dung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm hấp dẫn, sát thực tiễn dạy - học tiếng Anh gắn với ngành nghề đào tạo trong nước và trên thế giới, Hội thảo đã đóng góp nhiều giải pháp mới, chuyên sâu, phù hợp với xu thế đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, hướng đến sự phát triển và hội nhập trong kỉ nguyên số.