Đổi mới quản trị đại học trong cơ chế tự chủ

02/05/2024, 11:58
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quản trị đại học trong cơ chế tự chủ đã diễn ra ngày 2/5.

Tham luận về mô hình quản trị chiến lược Thẻ điểm cân bằng (BSC) và chỉ số đánh giá hiệu suất công việc KPI/PI, ThS Phạm Thị Mỹ Ngọc – Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH Y dược Cần Thơ nhấn mạnh đến 4 yếu tố: Mục tiêu, thước đo, giám sát tài chính hoặc quản lý; mục tiêu, thước đo, giám sát của khách hàng; mục tiêu, thước đo, giám sát quá trình nội bộ; mục tiêu, thước đo, giám sát về đào tạo và phát triển.

ThS Phạm Thị Mỹ Ngọc cho hay, quá trình hoàn thiện các thước đo trong BSC được thực hiện từ dưới lên trên, bắt đầu từ thước đo đào tạo và phát triển. Ý nghĩa cân bằng của mô hình thể hiện ở chỗ cân đối giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, tài chính và các yếu tố phi tài chính, các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra của kết quả; các hoạt động hướng ra xã hội và các hoạt động được thực hiện vì nội bộ.

Ngoài ra, cần gán KPI tương ứng với các yếu tố mục tiêu. Dựa vào KPI định kỳ sẽ xác định được khoảng cách giữa hiệu suất làm việc thực tế và mục tiêu đã định ra. Cuối cùng là kết nối các yếu tố mục tiêu lại với nhau, hình thành mô hình BSC (Mỗi con số đều gắn chặt với thực tế trường đang quản trị).

ThS Phạm Thị Mỹ Ngọc tham luận tại hội thảo.
ThS Phạm Thị Mỹ Ngọc tham luận tại hội thảo.

Theo ThS Phạm Thị Mỹ Ngọc, Thẻ điểm cân bằng giúp kết nối: sứ mạng (mục đích tồn tại của trường); tầm nhìn (mong muốn đạt được); giá trị cốt lõi (giá trị, niềm tin của trường); các mục tiêu chiến lược; phạm vi, lợi thế cạnh tranh; nguồn lực cạnh tranh; các chỉ tiêu, hiệu suất trọng yếu (KPI); giải pháp, sáng kiến, dự án… giúp đạt được mục tiêu.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/doi-moi-quan-tri-dai-hoc-trong-co-che-tu-chu-post681593.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/doi-moi-quan-tri-dai-hoc-trong-co-che-tu-chu-post681593.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đổi mới quản trị đại học trong cơ chế tự chủ