Ngoài ra, áp lực mất giá đối với Rúp còn đến từ sự tháo chạy của nhà đầu tư nước ngoài khỏi thị trường Nga, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá ngày càng tăng, và thâm hụt ngân sách ngày càng lớn của Chính phủ Nga. Trong đó, chi cho nhập khẩu của Nga đã tăng 20% trong 6 tháng đầu năm nay.
Kể từ khi nhóm các nước lớn giàu có G7 áp đặt mức trần giá 60 đô la đối với dầu của Nga vào tháng 12, giá trị xuất khẩu đã sụt giảm. Thu nhập của Nga tính theo đồng đô la thấp hơn 15% từ tháng 1 đến tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu đã tăng mạnh khi chính phủ Nga phát động cuộc chiến và liên tục nhập khẩu hàng hóa. Trong 7 tháng đầu năm, thặng dư tài khoản vãng lai của Nga, thước đo lượng ngoại tệ mà nước này nhận được nhiều hơn chi tiêu, đã giảm 86%, xuống còn 25 tỷ USD.
Không rõ ràng rằng Ngân hàng Trung ương Nga có thể làm được gì nhiều trong thời gian ngắn. Sự cô lập của đất nước có nghĩa là lãi suất cao hơn khó có thể cám dỗ “tiền nóng” (quỹ đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn). Tăng cường kiểm soát vốn, được đưa ra vào năm 2022 và yếu đi một chút trong năm nay, có thể kìm hãm dòng chảy, nhưng sẽ cần thời gian để có tác động thực sự.
Để hãm đà giảm của đồng tiền, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết họ sẽ ngừng mua ngoại tệ trên thị trường nội địa cho đến cuối năm nay nhằm cố gắng hỗ trợ đồng rúp và giảm biến động tỷ giá. Trong khi đó, thị trường giao dịch tiền tệ của Nga tiếp tục quay lưng lại với đồng USD và đồng euro để hướng tới đồng tiền của các quốc gia thân thiện, hoặc những quốc gia chưa áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vì chiến dịch quân sự ở Ukraine.