Bên cạnh đó, chủ đầu tư chi trước chi phí marketing, truyền thông bán hàng để đại lý có thêm nguồn lực và động lực làm nóng thị trường (dao động từ 1-3% tùy loại hình sản phẩm). Trước đây chỉ có chủ đầu tư nước ngoài chào chính sách này cho đại lý Việt Nam, hiện nay đã có chủ đầu tư Việt Nam áp dụng chính sách này để thu hút đại lý.
Thị trường bất động sản phía Nam cũng đang ghi nhận tín hiệu tích cực khi trong tháng 5/2023, mới đây, Keppel Land tung 200 căn hộ tại dự án căn hộ tại Celesta Nhà Bè đã có giao dịch khoảng 50% rổ hàng. Đây vốn là khu vực trầm lắng giao dịch trong suốt thời gian qua thì hiện đã xuất hiện thanh khoản ở một số dự án.
Đồng thời hàng loạt dự án khác ghi nhận lượt giữ chỗ tốt trước kế hoạch mở bán gồm: dự án Fiato City tại Nhơn Trạch (Đồng Nai) của Thang Long Real Group, dự án Phú Đông Sky Garden (Dĩ An, Bình Dương) của Phú Đông Group, … Và tỷ lệ hấp thụ ở các tỉnh lân cận rơi vào mức 40-60% với 6 dự án được chào bán tạo nguồn cung 390 căn hộ. Đây được xem là dấu hiệu tích cực trong bối cảnh thị trường chịu nhiều áp lực niềm tin, tâm lý.
Trước áp lực dòng tiền và làm gì để có tiền, nhiều doanh nghiệp môi giới bất động sản mở rộng hệ sinh thái, đa dạng ngành nghề kinh doanh. Từ việc chỉ tập trung bán bất động sản sơ cấp/thứ cấp trong nước, hiện nhiều doanh nghiệp môi giới bất động sản phát triển thêm mảng cho thuê (nhà ở, bất động sản thương mại, khu công nghiệp...); phân phối bất động sản quốc tế; môi giới thiết kế, tư vấn nội thất...
Đánh giá về thị trường bất động sản thời gian tới, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, thị trường đang ngóng chờ các Luật mới có hiệu lực, được xem là nền tảng cho quá trình phục hồi. Dự kiến từ quý III/2024, với sự bổ sung nhiều Luật mới, các khó khăn có nhiều hy vọng được tháo gỡ dứt điểm, từ đó sẽ dần xuất hiện các hiệu ứng tích cực lên thị trường bất động sản.